Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

PHÂN BÓN - NGHỊ ĐỊNH 84/2019/NĐ-CP

QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 84/2019/NĐ-CP


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón, trong đó quy định rõ việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, buôn bán phân bón.

Nghị định quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón như sau:

-        Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa, bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng;

-        Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

-        Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón;

-        Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Nghị định quy định cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận

Nghị định nêu rõ, cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau: Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm ở trên, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức thẩm định thông tin và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón vi phạm một trong các quy định ở trên; đăng tải quyết định trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành quyết định.

- Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ việc nhập khẩu phân bón, kiểm tra Nhà nước về nhập khẩu phân bón, lấy mẫu và quảng cáo phân bón. Theo đó, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Trồng trọt.

- Theo đó, trường hợp ủy quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Trồng trọt thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam cho cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra nhà nước.

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp (trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) cho cơ quan Hải quan: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và điểm b, c, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt; Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt./.


Mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan đến nghị định phân bón liên hệ Hotline - 0905.527.089 để được tư vấn miễn phí

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QCVN 01-189:2019/BNNPTNT VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-189:2019/BNN 
VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM PHÂN BÓN


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNN về chất lượng sản phẩm phân bón theo Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 8 năm 2019.

Nội dung Quy chuẩn phân bón QCVN 01-189:2019/BNN có một số điểm cơ bản sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về phân loại, chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, phương pháp thử và yêu cầu quản lý đối với phân bón trong quá trình sản xuất, buôn bán và nhập khẩu phân bón.
2. Lấy mẫu phân bón
Mẫu phân bón được lấy để xác định hàm lượng của các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế theo phương pháp lấy mẫu được quy định tại TCVN 9486:2018 Phân bón-Phương pháp lấy mẫu và TCVN 12105:2018 Phân bón vi sinh vật - Lấy mẫu.
3. Phương thức chứng nhận hợp quy
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức này là 3 năm và thực hiện đánh giám sát theo tần suất tối đa 12 tháng một lần. Đánh giá giám sát và đánh giá lại phải được thực hiện đối với phân bón đã công bố hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và yếu tố hạn chế theo quy định tại Phụ lục IV của Quy chuẩn không phải đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô phân bón.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô phân bón được đánh giá. Phương thức này áp dụng cho phân bón nhập khẩu.
4. Công bố hợp quy
- Phân bón nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Phân bón sản xuất trong nước công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân có phân bón công bố hợp quy.
- Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định của Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh là cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, ra Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12 hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Cục Bảo vệ thực vật.

Còn rất nhiều các điểm thay đổi về loại phân bón, chỉ tiêu, hàm lượng,… Quý Khách Hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ tối ưu nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho các dịch vụ thực hiện thử nghiệm mẫu, hồ sơ, chứng nhận hợp quy, đúng thủ tục pháp lý.

Liên hệ: Hotline - 0905 527 089
Mail: info@vietcert.org

Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng!




Công ty cổ phần chứng nhận Vietcert với các hoạt động giám định, chứng nhậnthử nghiệm, đào tạo luôn luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách.

Best regards,
-------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN 
HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Miền Bắc: 0903 528 199
Miền Trung0903 515 531
Miền Nam0903 519 149/0903 513 929
Miền Tây0905 240 089
Emailkinhdoanh.sup01@gmail.com

          

Địa chỉ văn phòng:

  1. Hà Nội: Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
  2. Lạng Sơn: Số 3, đường Nguyễn Phong Sắc, tái định cư Mai Pha, xã Mai Pha, Tp. Lạng Sơn
  3. Hải Phòng: P.312,Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, P. Máy Tơ, Ngô Quyền
  4. Đà Nẵng: 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  5. Đak Lak: Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
  6. HCM: Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  7. Cần Thơ: 151/73 Đường Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ