Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ  ĐÃ QUA SỬ DỤNG - VIETCERT

Máy móc cũ đã qua sử dụng là giải pháp phù hợp dành cho các doanh nghiệp sản xuất khởi nghiệp kinh doanh hoặc mở rộng xưởng, nâng cao năng lực sản xuất trong mức kinh phí vừa phải. Nhằm tạo ra rào cản kỹ thuật để kiểm soát hoạt động nhập khẩu này, chính phủ ban hành: Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Theo đó Quyết định không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong trường hợp các nước xuất khẩu đã loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường; không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định.

Chỉ cho phép nhập khẩu với loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.

Giám định máy móc, đồng bộ, chứng nhận hợp quy


Chi tiết quy định đối với 3 nhóm chính

Nhóm 1: Tiêu chí nhập khẩu đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (quy định trong điều 5 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg)

 1. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:

a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

b) Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến dây chuyền công nghệ nhập khẩu, thì dây chuyền công nghệ phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

2. Công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.

3. Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế.

4. Công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

5. Công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD).

Nhóm 2: Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng (quy định trong điều 6 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg)

Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:

a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

b) Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Nhóm 3: Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp khác (quy định trong điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg)

Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này nhưng công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert đơn vị được Bộ Khoa học công nghệ chỉ định thực hiện giám định máy móc thiết bị đã qua sử dụng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước theo quyết định số 2352/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2019. Qúy đơn vị có nhu cầu tư vấn, đăng ký giám định vui lòng liên hệ để được tư vấn và hướng dẫn tận tình.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

 ( Hotline: 0905 527 089

F Trang web: www.vietcert.org

F Fanpage: VietCert Centre


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU – VIETCERT

     Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những mặt hàng có thể gây tác động đến môi trường và sức khỏe con người cho nên việc hợp quy thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại để giảm thiểu tác hại của thuốc và loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ra khỏi thị trường.

1. Căn cứ pháp lý

     Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ban hành ngày 08/06/2015, có hiệu lực ngày 01 tháng 8 năm 2015 quy định “Về quản lý Thuốc bảo vệ thực vật” gồm các hoạt động đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, bảo quản vận chuyển, sử dụng ghi nhãn, bao gói, quảng cáo, thu hồi, tiêu hủy thuốc BVTV ở Việt Nam.

     Ngày 05/10/2018 BNNPTNT ban hành Thông tư 12/2018/TT-BNNPTNT ban hành kèm theo QCVN 01-188:2018/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực ngày 02/04/2019 - Quy chuẩn này quy định mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng đối với thuốc bảo vệ thực vật.

2. Vì sao phải kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy thuốc BVTV

    - Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, thuốc BVTV - loại vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất. Lợi dụng lúc giá thuốc BVTV biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại thuốc BVTV kém chất lượng, thuốc BVTV giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường thuốc BVTV trong nước.

    - Thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm có thể gây hại đến con người và môi trường sống. Bởi vậy trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường thì việc kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật là điều bắt buộc theo quy định của nhà nước, ngoài ra còn đảm bảo an toàn chất lượng cho sản phẩm và người tiêu dùng.

     - Để tránh việc mơ hồ không rõ ràng giữa chất lượng và kém chất lượng, làm gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp phải có bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. 




3. Kiểm tra nhà nước về chất lượng Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu

    *Theo điều 43, chương VI của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.

Các loại thuốc BVTV phải được kiểm tra chất lượng bao gồm: Thuốc kỹ thuật và Thuốc thành phẩm nhập khẩu trừ các trường hợp:

- Thuốc bảo vệ thực vật mẫu;

- Thuốc bảo vệ thực vật triển lãm hội chợ;

- Thuốc bảo vệ thực vật tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu;

- Thuốc bảo vệ thực vật quá cảnh chuyển khẩu;

- Thuốc bảo vệ thực vật gửi kho ngoại quan;

- Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng với mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm;

- Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài

- Các loại thuốc khác nhập khẩu theo giấy phép không nhằm mục đích kinh doanh.

     Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục bảo vệ thực vật ủy quyền.


* Quy trình thực hiện kiểm tra nhà nước

    - Bước 1: Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký tài khoản trên cổng thông tin một cửa quốc gia – 
https://vnsw.gov.vn/


    - Bước 2: Khi nhập khẩu thuốc BVTV về Việt nam. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo và up hồ sơ lên cổng thông tin một cửa quốc gia

    - Bước 3: Tổ chức, cá nhân chọn đơn vị thực hiện kiểm tra nhà nước được Cục bảo vệ thực vật ủy quyền - Viện năng suất chất lượng Deming.

    - Bước 4: Viện Deming kiểm tra và duyệt hồ sơ, cấp số đăng ký trên 1 cửa quốc gia.

    - Bước 5: Tổ chức, cá nhân đã được cấp số đăng ký sẽ được tạm giải tỏa lô hàng và đem hàng về kho.

    - Bước 6: Viện Deming tiến hành đánh giá, lấy mẫu, test mẫu -> kết quả đạt sẽ được cấp thông báo kiểm tra nhà nước trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

    - Bước 7: Tổ chức, cá nhân thông báo đến hải quan kết quả kiểm tra nhà nước và sẽ được thông quan lô hàng


4. Quy trình chứng nhận hợp quy Thuốc BVTV


    - Bước 1 :  Tổ chức cá nhân nộp bộ hồ sơ nhập khẩu cho đơn vị được Cục bảo vệ thực vật chỉ định - Trung tâm giám định và chứng nhận hợpchuẩn hợp quy VietCert

    - Bước 2:  Trung tâm VietCert tiếp nhận hồ sơ, tiến hành xem xét, đánh giá, lấy mẫu, đưa vào phòng thử nghiệm test mẫu. Kết quả kiểm tra đạt Trung tâmVietCert sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho khách hàng.

    Bước 3: Khách hàng nhận giấy chứng nhận hợp quy, tiến hành thực hiện công bố hợp quy và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến bộ phận một cửa của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật (đơn vị trực thuộc sở NNPTNN Thành phố Hồ Chí Minh). 

     Chi cục trồng trọt bảo vệ thực vật tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Hoàn tất việc công bố khách hàng sẽ được bán sản phẩm ra thị trường.


     Để hiểu cụ thể hơn về quy trình kiểm tra nhà nước, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuốc BVTV như thế nào. Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng. Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. 


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT 

Hotline: 0905 527 089

Trang web: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Center

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY GẠCH GỐM ỐP LÁT - VIETCERT

       Hiện nay có rất nhiều sản phẩm gạch gốm ốp lát được cung cấp trên thị trường với chủng loại, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng khi lưu hành trên thị trường. Để đánh giá được chất lượng của sản phẩm gạch gốm ốp lát cũng như giúp các công ty, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình. Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 16:2019/BXD trong đó quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước hay nhập khẩu trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đều phải chứng nhận hợp quy sản phẩm này.

1. Chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát là gì?

Hoạt động chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát là hoạt động đánh giá, thử nghiệm và xác nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với QCVN 16:2019/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng để cấp giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông ngoài thị trường.

1.1 Những loại gạch gốm ốp lát áp dụng chứng nhận hợp quy

Gạch gốm ốp lát (Ceramic tiles) là các tấm mỏng được sản xuất từ đất sét hoặc từ các nguyên liệu vô cơ khác, dùng để lát nền, ốp tường và được tạo hình bằng phương pháp dẻo (A), phương pháp ép bán khô (B) ở nhiệt độ thường, hoặc bằng các phương pháp khác (C), sau đó được sấy, nung ở nhiệt độ thích hợp để đạt được các tính năng theo yêu cầu. Gạch có thể được tráng men hoặc không tráng men, không bắt cháy và không bị ảnh hưởng do ánh sáng

Gạch gốm ốp lát bao gồm:

+ Gạch gốm ốp lát ép bán khô

+ Gạch gốm ốp lát đùn dẻo

1.2 Đối tượng phải chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát theo QCVN 16:2019/BXD?

- Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông gạch gốm ốp lát trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

- Không áp dụng cho gạch gốm ốp lát nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng trưng bày triển lãm hội chợ; hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh.

2. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát

 - Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát tại Vietcert;

 - Bước 2: Sắp xếp thời gian đánh giá;

 - Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm;

 - Bước 4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có);

 - Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy;

 - Bước 6: Hướng dẫn miễn phí thủ tục công bố hợp quy tại Sở Xây dựng 

3. Quy trình công bố hợp quy gạch gốm ốp lát

Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp quy gạch gốm ốp lát. Trước khi tiến hành công bố hợp quy, doanh nghiệp phải được Vietcert cấp chứng nhận hợp quy.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy. Hồ sơ công bố hợp quy gạch gốm ốp lát gồm:

·                 Giấy chứng nhận hợp quy công chứng hoặc bản sao

·                 Giấy chứng nhận ISO 9001 công chứng hoặc bản sao

·                 Giấy phép kinh doanh công chứng hoặc bản sao

·                 Bản công bố hợp quy

·                 Các kết quả thử nghiệm

Các hồ sơ trên có thể bổ sung hoặc thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của Sở Xây dựng

Bước 3: Nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.

Bước 4: Sau thời gian tiếp nhận và xử lý, hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được Sở Xây dựng cấp bản tiếp nhận công bố hợp quy.

4. Lợi ích khi thực hiện đánh giá chứng nhận 

Đáp ứng điều kiện tiên quyết theo quy định của pháp luật trước khi đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam;

- Khẳng định với cơ quan nhà nước và người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của đơn vị mình.

- Giảm rủi ro về pháp lý và các tranh chấp của sản phẩm trên thị trường;

Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giúp sản phẩm đạt yêu cầu về pháp lý khi đưa sản phẩm ra thị trường.

- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng

- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường

      VietCert tự hào là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định việc chứng nhận hợp quy sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2019/BXD. Với kinh nghiệm hàng đầu trong thị trường tư vấn, đánh giá sự phù hợp, VietCert cam kết mang đến Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chi phí cạnh tranh và chất lượng hàng đầu.

       Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline/zalo:  0905.527.089