Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG - VIETCERT

 NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 

ĐÃ QUA SỬ DỤNG – QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý


Máy móc cũ đã qua sử dụng là giải pháp phù hợp dành cho các doanh nghiệp sản xuất khởi nghiệp kinh doanh hoặc mở rộng xưởng, nâng cao năng lực sản xuất trong mức kinh phí vừa phải. Nhằm tạo ra rào cản kỹ thuật để kiểm soát hoạt động nhập khẩu này, chính phủ ban hành Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Theo đó Quyết định không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong trường hợp các nước xuất khẩu đã loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường; không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định. Chỉ cho phép nhập khẩu với loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.

Chi tiết quy định đối với 3 nhóm chính

Nhóm 1: Tiêu chí nhập khẩu đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (quy định trong điều 5 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg)

 1. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:

a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

b) Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến dây chuyền công nghệ nhập khẩu, thì dây chuyền công nghệ phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

2. Công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.

3. Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế.

4. Công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

5. Công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD).

Nhóm 2: Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng (quy định trong điều 6 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg)

Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:

a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

b) Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Nhóm 3: Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp khác (quy định trong điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg)

Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này nhưng công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.

VietCert – đơn vị được Bộ Khoa học công nghệ chỉ định thực hiện giám định máy móc thiết bị đã qua sử dụng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước theo quyết định số 2352/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2019. Qúy đơn vị có nhu cầu tư vấn, đăng ký giám định vui lòng liên hệ để được tư vấn và hướng dẫn tận tình.

Hotline: 0905.527.089

Web: https://vietcert.org/

 

 

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

 

FFF Đồ chơi trẻ em được Bộ Khoa học & Công nghệ công bố là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) nên phải được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, ngày 30/9/2019 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN kèm theo “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em”, QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

@@@ Về Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp, tại Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN quy định:



1. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2019 và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em áp dụng các quy định của QCVN 3:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, đồ chơi trẻ em nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 2 QCVN 03:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

An toàn cho trẻ em khi chơi đồ chơi là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Việc thử nghiệm toàn diện và chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi giúp khách hàng thấy rằng sản phẩm của doanh nghiệp an toàn, phù hợp với trẻ em cũng như đã được kiểm tra tính độc hại. Đây là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng quyết định chọn mua đồ chơi nào.

BBB Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em tại Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert

Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert là một trong những Tổ chức Chứng nhận sản phẩm hàng hóa uy tín tại Việt Nam. Vietcert đã được nhiều Bộ ngành tin tưởng chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với nhiều lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa. Đối với đồ chơi trẻ em, Vietcert là một trong không nhiều các Tổ chức được chỉ định Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em. Với bề dày lịch sử, Vietcert tiếp tục được chỉ định Chứng nhận cho sản phẩm đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư 09/2019/TT-BKHCN.

1. Chứng nhận Hợp quy



Chứng nhận Hợp quy là bắt buộc thực hiện theo Quy định tại QCVN 3:2019/BKHCN thì việc CNHQ thực hiện theo 2 phương thức sau:

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu chứng nhận hợp quy có giá trị hiệu lực trong 3 năm từ ngày cấp; giám sát định kỳ hàng năm thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

Phương thức 7: 


Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác xuất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để đưa ra kết luận về sự phù hợp cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần đánh giá, giám sát.

 

2. Chứng nhận Hợp chuẩn

Chứng nhận Hợp chuẩn là chứng nhận tự nguyện theo TCVN hoặc các tiêu chuẩn khác tương ứng cho sản phẩm tùy theo của yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức

  Để được tư vấn và hỗ trợ  về các thủ tục liên quan đến chứng nhận , vui lòng liên hệ

(Trung Tâm Giám định Và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert


Hotline: 0905 527 089