Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ CÔNG BỐ


Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đnh thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thng dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
3. Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
=======================================
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms Phương 0903 543 099
nghiepvu.vietcert@gmail.com

HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THEO NGHỊ ĐỊNH 15:2018 VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
1Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kim nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
==============================================
Ms Phương 0903 543 099
nghiepvu2.vietcert@gmail.com

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY

Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH khăn giây

1. THÔNG TIN CHUNG

Kể từ ngày 01/01/2017, Thông tư 36/2015/TT-BCT ngày 28/10/2015 của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực. Theo đó các sản phẩm giấy tissue, khăn giấy, giấy vệ sinh phải được chứng nh.ận và công bố hợp quy theo QCVN 09:2015/BCT.

2. TRÌNH TỰ CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH, GIẤY TISSUE

- Đánh giá chứng nhận hợp quy: theo phương thức 5 đối với sản xuất trong nước và phương thức 7 đối với nhập khẩu.

- Công bố hợp quy:

a) Bản công bố hợp quy;

b) Giấy chứng nhận hợp quy;

c) Giấy đăng ký kinh doanh;

3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy xác nhận công bố hợp quy khăn giấy, giấy vệ sinh, tissue

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 20 ngày (Không thể thời gian test mẫu)

5. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VIETCERT
- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;

==================================
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms Phương: 0903 543 099
Mail: nghiepvu2.vietcert@gmail.com

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (05/02/2018)

Ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (ATTP).

Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP về: Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; bảo đảm ATTP biến đổi gen; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu, xuất khẩu; ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.


Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm

Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với phụ gia thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP sau đây:

1- Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm ATTP được quy định tại Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 20, Khoản 1 Điều 21 Luật ATTP.

2- Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.

3- Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện ATTP và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới cũng được quy định cụ thể: Phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo.

Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép

Về sử dụng phụ gia thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản suất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không được vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm. 
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.

      Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH 15 DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM


Hướng dẫn thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP bằng Nghị định 15/2018/NĐ-CP  thay đổi một số điều của Luật An toàn thực phẩm
Ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ thay đổi cơ bản phương thức quản lý như đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, biểu mẫu, phương thức công bố.

Thực hiện theo nghị định mới quý doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thong tin điện tử  của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP như hiện nay.

Phân loại nhóm sản phẩm tự công bố và nhóm sản phẩm vẫn thực hiện công bố:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt sẽ đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm
Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế

Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: Đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương
Các sản phẩm còn lại: Doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn tại Nghị định
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 và thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012.
==========================================
Ms Phương 0903 543 099
nghiepvu2.vietcert@gmail.com

MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH 15

1 Số điểm khác nhau của Nghị định 15:

1. Tên gọi:
Cũ: Giấy tiếp nhận công bố hợp quy/ giấy xác nhận công bố phù hợp quy định
Mới: Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sp

2. Tự công bố - đối với sp thường (kiêu công bố TCCS, lưu 1 bộ tại đơn vị, và 1 nộp bộ tại cơ quan quản lý)

(Không còn làm phân theo Công bố theo bên 1 - hoặc bên 3, làm bản thông tin chi tiết nộp hồ sơ lên như trước đây)

3. Đăng ký bản công bố - đối với bảo vệ sức khỏe - SP dinh dưỡng 0 - 36 tháng tuổi - phụ gia
( SP bảo vệ sức khỏe và phụ gia - nộp tại bộ y tế; thực phẩm dinh dương y học, sản phẩm dinh dưỡng 0 -36 tháng tuổi - nộp cơ quan quản lý đc UBND cấp tỉnh chỉ định; cả 2 thì DN có quyền chọn 1 trong 2 nơi để nộp)

4. KQTN hiệu lực 12 tháng (hiệu lực dài hơn trước đây 6 tháng)

5. Giấy CN ATTP:
khác với NĐ cũ là SX làm hết, thì ngoại lệ: SX nhỏ lẻ, có Hệ thống QL ATTP, bao bì vật liệu bao gói không cần làm Giấy ATTP

6. Kiểm tra nhà nước:

khác: được miễn với thay bằng được cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký hợp quy
------------------------------------------
Ms Phương 0903 543 099
Mail: nghiepvu2.vietcert@gmail.com

SO SÁNH NGHỊ ĐỊNH 38:2012/CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 15:2018:2018/CP - 0903 543 099

NGHỊ ĐINH 15:2018/CP
NGHỊ ĐỊNH 38:2012/CP
Hiệu lực ngày: 2/2/2018
Hiệu lực ngày: 25/4/2012
CÔNG BỐ SẢN PHẨM
NHÓM: TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố. bao gồm tất cả các SẢN PHẨM thực phẩm ngoại trừ:
+ sản phẩm, nguyên liệu sx, nhập khẩu dung để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu or phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
NHÓM : CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ PHÙ HỢP
1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật.

THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM
HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ BAO GỒM:
Điều 5 chương II
-         Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu
-         Phiếu kết quả kiểm nghiệm attp của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng  theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, or chỉ tiêu an toàn tương ứng
HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY
-         Theo bên thứ nhất hoặc bên thứ 3 xem điều 5, điều 6 NĐ
TRÌNH TỰ CÔNG BỐ
-         Bước 1: Tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở
-         Bước 2: tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện or trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
-         Bước 3: ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sp đó

-          Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nộp trực tiếp hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện.
-         Đối với nhập khẩu: nộp trực tiếp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
-         Đối với sản xuất: nộp bộ hồ sơ tại cơ quan cấp tỉnh (riêng TPCN nộp Bộ Y tế)
NHÓM : ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM
-         Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dung cho chế độ ăn đặc biệt
-         Sản phẩm dinh dưỡng dung cho trẻ đến 36 tháng tuổi
-         Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do BYT quy định
-         NHÓM : KHÔNG CÓ QUY CHUẨN (CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP)

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM
ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU
-         Bản công bố sản phẩm được quy định tại mẫu
-         Giấy chứng nhận lưu hành tự do
-         Phiếu kết quả kiểm nghiệm attp của sp thời hạn 12 tháng
-         Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sp hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã coogn bố
-         Giấy chứng nhận cơ sở đủ đk attp đạt yêu cầu thực hành sx tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sx nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sk

ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU
1. Đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ gồm:
-         a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02;
-         b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c;
-         c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
-         d) Kế hoạch giám sát định kỳ
-         đ) Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt
-         e) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
-         g) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm
-         h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
-         i) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương
2. Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu, hồ sơ gồm:
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b
c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương
d) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
đ) Kế hoạch giám sát định kỳ
e) Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt
g) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
h) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm
i) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
k) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương
l) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT:
-         Bản công bố sản phẩm
-         Phiếu kqtn
-         Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sp hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã coogn bố
-         Giấy chứng nhận cơ sở đủ đk attp đạt yêu cầu thực hành sx tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sx nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sk
-         Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT
1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ gồm:
-         a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02.
-         b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c.
-         c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
-         d) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04
-         đ) Kế hoạch giám sát định kỳ.
-         e) Mẫu nhãn sản phẩm.
-         g) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân.
-         h) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
-         i) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương .
2. Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước, hồ sơ gồm:
a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02
b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b
c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
d) Mẫu nhãn sản phẩm
đ) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
e) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân.
g) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
h) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
i) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
k) Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường.
l) Kế hoạch kiểm soát chất
m) Kế hoạch giám sát định kỳ
TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM(điều 8)
-         BƯỚC 1: Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể:
-         Nộp đến bộ yte đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh muc phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do bộ y tế ban hành
-         Nộp đến cơ quan quản lý nhà nươc có thầm quyền do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối vơi thực phẩm dinh dưỡng y học thực phẩm dung cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dung cho trẻ đến 36 tháng tuổi
TRÌNH TỰ CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP
-         Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nộp trực tiếp hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoc ơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện.
-         Đối với nhập khẩu: nộp trực tiếp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
-         Đối với sản xuất: nộp bộ hồ sơ tại cơ quan cấp tỉnh
GIẤY CHỨNG NHẬN ATTP
Các trường hợp sau đây được miễn xin :
-         Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
-         Sån xuât, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
-         Sơ chế nhỏ lẻ
-         Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
-         Kinh doanh thực phẩn bao gói sẵn
-         Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm
-         Nhà hàng trong khách sạn
-         Bếp ăn tập thẻ không có đăng ký ngành nghè kinh doanh thực phẩm
-         Kinh doanh thức ăn đường phố
-         Các cơ sở đã cấp các chứng nhận : GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000, còn hiệu lực
Các trường hợp sau được miễn cấp giấy:
-          Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
-         Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
-         Bán hàng rong;
-          Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
-         Các trường hợp được miễn ktnn đối vơi nhập khẩu:
+ sp đã dc cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
+ sp mang theo ng nhập cảnh, gửi trc hoặc sau chuyến đi của ng nhập cảnh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi
+ sản phẩm nhập khẩu dung cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
+ sp quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tậm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan
+ sp là mẫu thử ng or nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận cảu tổ chức, cá nhân
+ sp sử dụng để trình bày hội chợm triển lãm
+ sp , nguyên liệu sx, nhập khẩu chỉ để dung sx, gia công hàng xuất khẩu , hoặc phục vụ cho vc sx nội bộ tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước
+ sp tạm nhập khẩu
+ hh nhập khẩu phục vụ yêu cầu theo chỉ đảo của chỉnh phủ
-          
-         Các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu:
+ Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu;
+ Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự;
+ Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu;
+ Thực phẩm gửi kho ngoại quan;
+ Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu;
+ Thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm.

PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
-         Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong 1 năm
-         Phương thức kiểm tra thông thường, chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nk
-         Phương thức kiểm tra chặt: vừa kt hồ sơ + lấy mẫu thử nghiệm
NOTE: Cứ 3 lần kiểm tra thông thường không đạt yêu cầu => thực hiện kiểm tra chặt, ngược lại sau 3 lần kiểm tra thông thường ok => thực hiện kiểm tra giảm
+ 3 lần kt chặt mà đạt yêu cầu => thực hiện kiểm tra thường
-         Áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối vơi tất cả các lô hàng nhập về, vừa kt hồ sơ kêt hợp thử nghiệm mẫu
-         ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE: có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) (điều 28,29)
-         Không có