GIÁM
ĐỊNH TỔN THẤT NÔNG SẢN
1. Giám
định tổn thất hàng nông sản là gì.
Giám định tổn thất hàng hóa nông sản là
quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức độ hư hỏng, mất mát hoặc tổn thất
của hàng hóa nông sản trong quá trình vận chuyển, lưu kho hoặc sử dụng. Đây là
một bước quan trong việc xác định trách nhiệm, đền bù thiệt hại và đảm bảo quyền
lợi của các bên liên quan.
Quy trình giám định tổn thất thường được
thực hiện bởi các tổ chức giám định độc lập, nhằm cung cấp báo cáo khách quan,
chính xác, giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề tranh chấp hoặc yêu cầu bảo hiểm
một cách hiệu quả
Việc giám định này thường được thực hiện bởi
tổ chức/ doanh nghiệp nhận thấy hàng hóa của nhà cung cấp bị tổn thất, hư hỏng,
đổ vỡ, thiếu hụt và giảm chất lượng.
2. Mục đích của giám định tổn thất hàng
hóa nông sản
Giám định tổn thất nông sản là cơ sở để
xác định mức độ và các nguyên nhân của các tổn thất. từ đó giúp các bên có thể
thực hiện giải quyết các tranh chấp/bồi thường một cách hợp lý khi xảy ra tình
trạng hàng hóa bị tổn thất trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
Cụ thể mục đích chính của hoạt động giám định
tổn thất hàng hóa nông sản bao gồm:
-
xác định tình trạng thực
tế của hàng nông sản bị tổn thất: xác định hiện trạng hàng hóa còn lại (nghĩa
là hàng hóa không bị hư hỏng phẩm chất), xác định số lượng và khối lượng hàng
nông sản để biết được mức độ tổn thất.
-
xác định nguyên nhân gây
nên tổn thất (bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp)
-
đưa ra biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất
lây lan (hạn chế tổn thất)/ phân bổ tổn thất (khi có tổn thất chung)
-
cấp chứng thư giám định về
tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường
3. Quy trình giám định tổn thất nông sản
a. Nhận
yêu cầu giám định
-
Kiểm tra phương tiện chứa
hàng trước khi dở hàng xuống kiểm tra: vị trí niêm chì, ký hiệu, cách che đậy.
-
Kiểm tra hàng hóa trước
khi dở hàng: kiểm tra tình trạng chèn lót, sắp xếp hàng hóa, che đậy, các
phương tiện xung quanh gây chèn ép hàng hóa, tình trạng lớp bên trên, bên
ngoài,..
-
Tiến hành giám định bên
ngoài, tình trạng bao bì, cách bao gói, vật liệu làm bao bì, chất lượng làm bao
bì cũ hay mới, có niêm chì hay không, nếu có phải so sánh với mô tả trong chứng
từ.
-
Giám định bên trong kiện
hàng: trong điều kiện cho phép tùy loại hàng, số lượng nhiều hay ít, mở 1 số kiện
đại diện để kiểm tra bên trong: kiểm tra cách bao gói, sắp xếp chèn lót, số lượng
và khối lượng có bên trong bao kiện.
-
Tình trạng tổn thất của từng
đối tượng: các dấu vết mất, hỏng, hư, các vật lạ và các hiện tượng khả nghi
khác.
b. Thực
hiện giám định
-
Chủ hàng, chủ tàu có thể
tự thực hiện giám định hoặc thuê công ty giám định chuyên nghiệp để thực hiện
công việc. Giám định viên liên hệ với các bên liên quan, với đại diện các bên
hoặc người được ủy quyền thay mặt cho bên người tổn thất.
-
Các hồ sơ liên hoan cần
cung cấp:
+ Hợp đồng (Contract) (nếu có)
+ Hóa đơn (Invoice) (nếu có)
+ Danh mục hàng hoá (Packing-list) (nếu có)
+ Vận đơn (Bill of lading) (nếu có)
+ Giấy chứng nhận phẩm chất
+ Phiếu kiểm kiện
+ Giấy chứng nhận hãng tàu
+ Sơ đồ xếp hàng
+ Sơ đồ tổn thất cảng ký với chủ nhất
c. Lập
biên bản giám định và hồ sơ giám định
Biên bản giám định phải
ghi rõ
-
Nguyên nhân gây tổn thất
-
Mức độ tổn thất
-
Số lượng kiện hàng, số thứ
tự kiện hàng bị tổn thất
-
Tình trạng tổn thất và
bao bì hư hỏng
-
Biên bản giám định phải
được lập tại hiện trường nơi tiến hành giám định và có chữ ký của các bên liên quan
xác nhận
d. Thông
báo kết quả, ban hành chứng thư giám định
Đây là bước vô
cùng quan trọng của hoạt động giám định bởi lẽ chứng thư giám định chính là cơ
sở để phân bổ trách nhiệm của các bên có liên quan và là chứng cứ để phục vụ giải
quyết khiếu nại bồi thường sau này.