Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024

BLOG QUY TRÌNH ĐÈN LED - VIETCERT

Quy trình giám định và chứng nhận cho đèn LED

 Lựa chọn đơn vị giám định: Quý Công ty cần lựa chọn một tổ chức giám định uy tín và có thẩm quyền cấp chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Điển hình  tổ chức VIETCERT được công nhận về giám định đèn LED.

 Kiểm tra và đánh giá sản phẩm: Tùy thuộc vào chứng nhận cần đạt, sản phẩm đèn LED sẽ phải trải qua nhiều bài kiểm tra và đánh giá khác nhau. Các bài kiểm tra có thể bao gồm:
 Kiểm tra an toàn điện: Đảm bảo sản phẩm không gây nguy hiểm về điện khi sử dụng.
 Kiểm tra EMC: Đánh giá khả năng chịu đựng và phát xạ của sản phẩm trong điều kiện điện từ trường.
 Kiểm tra độ suy giảm ánh sáng: Kiểm tra khả năng duy trì ánh sáng của đèn LED qua thời gian.
 Đánh giá kết quả và cấp chứng nhận: Nếu sản phẩm đạt yêu cầu trong tất cả các bài kiểm tra, tổ chức giám định sẽ cấp chứng nhận cho sản phẩm đèn LED. Sau khi có chứng nhận, quý Công ty có thể dán nhãn và đưa sản phẩm ra thị trường.

Những lợi ích khi có chứng nhận giám định cho đèn LED


 Tăng cường niềm tin từ khách hàng: Sản phẩm đèn LED có chứng nhận chất lượng và an toàn luôn tạo ấn tượng tốt và được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
 Nâng cao lợi thế cạnh tranh: Khi các sản phẩm đèn LED được chứng nhận bởi các tiêu chuẩn quốc tế, chúng sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn mở rộng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
 Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Đèn LED có chứng nhận đầy đủ sẽ tránh được các rủi ro pháp lý khi đưa sản phẩm ra thị trường, đảm bảo tuân thủ quy định an toàn của cơ quan quản lý.
 Đóng góp vào phát triển bền vững: Các tiêu chuẩn giám định như RoHS và CE không chỉ đảm bảo an toàn mà còn yêu cầu sản phẩm đèn LED phải đáp ứng các yếu tố bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Kết luận

Giám định và chứng nhận là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của đèn LED. Với các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, quý Công ty không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn xây dựng uy tín trên thị trường. Đầu tư vào quy trình giám định và chứng nhận sản phẩm đèn LED là bước đi khôn ngoan, đảm bảo sản phẩm của quý Công ty có vị thế vững chắc trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT:

 Hotline/zalo: 0905 527 089
 Fanpage: Vietcert Centre

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐÈN LED - VIETCERT

 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐÈN LED - VIETCERT



Đèn LED là đèn sử dụng công nghệ LED (Light Emitting Diode). LED là loại đèn thế hệ mới với nguyên lý chiếu sáng dựa trên hoạt động của các diot phát quang

Với hàng loạt ưu điểm vượt trội so với bóng đèn sợi đốt như tuổi thọ lâu, tiết kiệm điện, thân thiện môi trường, cứng cáp hơi… Đèn LED được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn với mục đích chiếu sáng dân dụng và trang trí ánh sáng

Hiện nay, Việt Nam đã có thể tự sản xuất đèn LED với các thương hiệu lớn như Rạng Đông, Điện Quang,… Tuy nhiên, các mặt hàng LED nhập khẩu vẫn được ưa chuộng tại Việt Nam do sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chức năng…

Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Cần những hồ sơ thủ tục như nào? Vietcert có thể giúp đỡ, hướng dẫn quy trình gì để thông quan hàng hóa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

1. Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn LED

Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN, mặt hàng đèn LED phải làm kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, giám định đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận.

2. Thủ tục nhập khẩu đèn LED

Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cho nên doanh nghiệp có thể nhập bình thường. Tuy nhiên, các sản phẩm LED nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.

3. Kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy đèn LED

3.1 Hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng bao gồm

·                Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng

·                Hợp đồng thương mại

·                Invoive, packing list 

·                C/O

·                Tài liệu kĩ thuật

3.2 Quy trình thực hiện

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa quốc gia

Bước 2: Khai hải quan và thông quan

Bước 3: Test và làm Chứng nhận hợp quy: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy. (Giấy chứng nhận sẽ có giá trị trong 3 năm)

Bước 4: Công bố hợp quy: Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia

Bước 5: Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.

3.3 Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị

·                Commercial invoice – Hóa đơn thương mại

·                Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa: 1 bản chụp

·                Tờ khai hải quan

·                Bill of lading – Vận đơn (House Bill): gốc hoặc 1 bản chụp

·                Certificate of Origin – C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Bản gốc

·                Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng đã đóng mộc

·                Tài liệu kĩ thuật

·                Công văn mang hàng về bảo quản

·                Catalog hàng hóa (nếu doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu)

4. Đăng ký dán nhãn năng lượng đèn LED.

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gồm có:

·                Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng

·                Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng cho từng model đèn LED trong lô hàng

·                Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (XÁC NHẬN)

·                Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng

·                Tem nhãn của sản phẩm

·                Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

·                Công văn gửi Bộ Công thương

·                Các giấy tờ liên quan….

Để chuẩn bị cho kiểm tra chuyên ngành, hãy xin công văn xác nhận của Bộ Công thương rằng Doanh nghiệp đã thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.

Trên đây là Quy trình Nhập Khẩu Đèn LED, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Vietcert là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre


CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED, CÁC SẢN PHẨM ĐÈN LED - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED, CÁC SẢN PHẨM ĐÈN LED - VIETCERT

Đèn led là loại bóng đèn sử dụng một hay nhiều điốt để tạo ra ánh sáng. Dòng thiết bị chiếu sáng này đang được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Có thể kể đến một số chip led chất lượng hàng đầu hiện nay như COB, Epistar, SMD Philips, Osram…

Sản phẩm ứng dụng công nghệ led mang đến hiệu suất chiếu sáng cao, tiết kiệm tới 85% điện năng và tuổi thọ có thể lên 50.000 giờ. Một số loại đèn led thông dụng hiện nay như: đèn pha led, đèn âm trần, đèn ốp trần…



1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN19:2019/BKHCN về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED

Vào ngày 25 tháng 9 năm 2019, Bộ KHCN đã ban hành QCVN19:2019/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED, từ đó các sản phẩm đèn LED (LED) khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy (CNHQ), dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) này.

2. Danh mục các loại sản phẩm đèn led phải được cấp chứng nhận hợp quy:

·         Bóng đèn led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.

·         Đèn điện led thông dụng cố định.

·         Đèn điện led thông dụng di động.

·         Bóng đèn led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

·         Đèn điện led thông dụng cố định.

·         Đèn điện led thông dụng di động.

Việc chứng nhận thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) quy định trong Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/BKHCN

Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN. Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

Commercial invoice – Hóa đơn thương mại

Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa

Tờ khai hải quan

Bill of lading – Vận đơn (House Bill)

Certificate of Origin – C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng đã đóng mộc

Tài liệu kĩ thuật

Công văn mang hàng về bảo quản

Catalog hàng hóa (nếu doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu)

4. Quy trình chứng nhận hợp quy Đèn LED, các sản phẩm LED

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa quốc gia

Bước 2: Khai hải quan và thông quan

Bước 3: Test và làm Chứng nhận hợp quy: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy. (Giấy chứng nhận sẽ có giá trị trong 3 năm)

Bước 4: Công bố hợp quy: Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia

Bước 5: Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.

5. Quy trình công bố hợp quy Đèn LED, các sản phẩm LED

Việc công bố hợp quy phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận. Đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

6.  Hồ sơ công bố hợp quy Đèn LED , các sản phẩm LED

1. Bản công bố hợp quy;

2. Bản mô tả chung về sản phẩm;

3. Chứng chỉ chứng nhận hợp quy Đèn LED, các sản phẩm LED.

Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre


Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM AN TOÀN VỀ LED - VIETCERT

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM AN TOÀN VỀ LED

Trong những năm gần đây, đèn LED đã trở thành lựa chọn phổ biến trong việc chiếu sáng và trang trí nội thất nhờ vào hiệu suất năng lượng cao, tuổi thọ dài, và khả năng phát sáng tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của đèn LED, các nhà sản xuất và người tiêu dùng cần thực hiện các thử nghiệm cần thiết để đánh giá chất lượng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thử nghiệm đèn LED một cách toàn diện, cùng với các yếu tố cần chú ý trong quá trình thử nghiệm.


1. Mục tiêu của thử nghiệm đèn LED

Thử nghiệm đèn LED có hai mục tiêu chính:

  • Kiểm tra chất lượng: Xác định xem đèn LED có đạt yêu cầu về độ sáng, màu sắc và độ bền không.

  • Đảm bảo an toàn: Đánh giá các yếu tố an toàn điện và tản nhiệt để tránh các nguy cơ cháy nổ và hỏng hóc.

    Các thử nghiệm này có thể được thực hiện tại phòng thí nghiệm hoặc đơn giản hơn tại nhà nếu bạn chỉ muốn kiểm tra chất lượng sản phẩm đã mua.

    2. Các loại thử nghiệm cơ bản cho đèn LED a. Thử nghiệm độ sáng (Lumens)

    Độ sáng của đèn LED thường được đo bằng đơn vị lumens. Bạn có thể kiểm tra độ sáng của đèn LED bằng cách sử dụng máy đo độ sáng. Kết quả đo độ sáng sẽ giúp bạn biết liệu đèn có cung cấp đủ ánh sáng theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất hay không. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng bao gồm:

  • Công suất của đèn

  • Nhiệt độ làm việc

  • Chất lượng vật liệu và linh kiện bên trong đèn

    b. Thử nghiệm màu sắc ánh sáng (Nhiệt độ màu)
    Màu sắc ánh sáng của đèn LED, được đo bằng đơn vị Kelvin (K), là yếu tố quan trọng quyết

    định độ thoải mái cho mắt. Ví dụ:

  • Ánh sáng ấm áp (2.700-3.000K) thích hợp cho không gian thư giãn.

  • Ánh sáng trung tính (4.000-5.000K) thích hợp cho văn phòng, phòng học.

  • Ánh sáng mát (5.500K trở lên) thường sử dụng cho các khu vực cần ánh sáng mạnh và

    rõ.

    Thử nghiệm này có thể thực hiện bằng máy đo màu sắc ánh sáng, giúp bạn so sánh và lựa chọn loại đèn phù hợp nhất cho mục đích sử dụng.

c. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng (Hiệu suất lumen/W)

Đèn LED được biết đến với hiệu suất năng lượng cao, tức là số lumen tạo ra mỗi watt tiêu thụ (lumen/W). Bạn có thể thử nghiệm này bằng cách sử dụng ampe kế và vôn kế để đo dòng điện và điện áp tiêu thụ của đèn, sau đó tính toán hiệu suất.

d. Thử nghiệm nhiệt độ hoạt động

Nhiệt độ hoạt động là một yếu tố quan trọng, vì đèn LED có thể bị giảm tuổi thọ nếu hoạt động ở nhiệt độ cao. Để thử nghiệm, bạn cần cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ của đèn trong quá trình hoạt động. Nhiệt độ nên nằm trong mức giới hạn mà nhà sản xuất đưa ra, thường khoảng 50-60°C.

e. Thử nghiệm tuổi thọ

Tuổi thọ của đèn LED thường từ 15.000 đến 50.000 giờ. Để kiểm tra, một số phòng thí nghiệm thực hiện thử nghiệm giả lập tuổi thọ, trong đó đèn LED được cho hoạt động liên tục hoặc theo chu kỳ tắt/mở trong nhiều giờ để kiểm tra độ bền.

3. Các yếu tố quan trọng khác khi thử nghiệm đèn LED

  • Góc chiếu sáng: Góc chiếu sáng ảnh hưởng đến phạm vi chiếu sáng của đèn. Góc chiếu thường từ 30° đến 120°, bạn nên kiểm tra xem đèn có chiếu sáng đồng đều trong phạm vi mong muốn không.

  • Thử nghiệm độ nhấp nháy: Ánh sáng LED chất lượng thấp có thể gây ra nhấp nháy, ảnh hưởng tới mắt. Bạn có thể sử dụng máy đo nhấp nháy (flicker meter) để đánh giá vấn đề này.

  • Thử nghiệm khả năng chống bụi và nước (IP Rating): Đèn LED thường được đánh giá theo tiêu chuẩn IP (Ingress Protection) để đảm bảo chống bụi và nước. Đèn có chỉ số IP65 trở lên thường phù hợp cho môi trường ngoài trời.

    4. Công nghệ hỗ trợ trong thử nghiệm đèn LED

    Hiện nay, có nhiều công nghệ và thiết bị hỗ trợ thử nghiệm đèn LED như:

  • Máy đo quang thông (Integrating Sphere): Để đo độ sáng tổng của đèn LED.

  • Máy đo phổ (Spectrometer): Giúp xác định màu sắc và nhiệt độ màu chính xác.

  • Thiết bị đo điện năng (Power Meter): Để kiểm tra hiệu suất năng lượng của đèn LED.

    5. Lời khuyên khi thử nghiệm đèn LED tại nhà

    Nếu bạn không có các thiết bị chuyên dụng, bạn có thể kiểm tra một số yếu tố cơ bản của đèn LED tại nhà như:

  • Quan sát độ sáng: Nếu đèn quá tối so với công suất, có thể đèn có vấn đề.

  • Kiểm tra màu sắc: Sử dụng nền trắng để kiểm tra màu sắc ánh sáng, xem có khớp với

    thông số không.

Thử nhiệt độ: Đặt tay nhẹ gần đèn sau khi bật một thời gian để cảm nhận nhiệt độ. Kết luận

Thử nghiệm đèn LED là một bước quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về độ sáng, hiệu suất và an toàn. Qua các bước thử nghiệm đơn giản, bạn sẽ nắm rõ hơn về chất lượng của đèn, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn cho mục đích sử dụng. Hãy luôn kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng đèn LED trong không gian của bạn 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2024

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐÈN LED - VIETCERT

 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ĐÈN LED



LED (Viết tắt của Light Emitting Diode) có nghĩa là Điốt phát quang, các sản phẩm chiếu sáng LED tạo ra ánh sáng hiệu quả hơn đến 90% so với bóng đèn sợi đốt. Đèn LED có tuổi thọ cao, chất lượng ánh sáng tốt,  chính vì thế đèn LED được người dùng rất ưa chuộng. Đèn LED là vật dụng không còn xa lạ trong đời sống chúng ta. Nhắc đến đèn LED, chúng ta nhắc đến những lợi ích chiếu sáng phong phú.

Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Cần những hồ sơ thủ tục như nào? Vietcert có thể giúp đỡ, hướng dẫn quy trình gì để thông quan hàng hóa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

1. Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn LED

Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN,  mặt hàng đèn LED phải làm kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, giám định đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận.

2. Thủ tục nhập khẩu đèn LED

Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cho nên doanh nghiệp có thể nhập bình thường. Tuy nhiên, các sản phẩm LED nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.



3. Kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy đèn LED

3.1 Hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng bao gồm


  • Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng
  • Hợp đồng thương mại
  • Invoive, packing list 
  • C/O
  • Tài liệu kĩ thuật

3.2 Quy trình thực hiện

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa quốc gia

Bước 2: Khai hải quan và thông quan

Bước 3: Test và làm Chứng nhận hợp quy: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy. (Giấy chứng nhận sẽ có giá trị trong 3 năm)

Bước 4: Công bố hợp quy: Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia

Bước 5: Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.

3.3 Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị

  • Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
  • Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa: 1 bản chụp
  • Tờ khai hải quan
  • Bill of lading – Vận đơn (House Bill): gốc hoặc 1 bản chụp
  • Certificate of Origin – C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Bản gốc
  • Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng đã đóng mộc
  • Tài liệu kĩ thuật
  • Công văn mang hàng về bảo quản
  • Catalog hàng hóa (nếu doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu)

4. Đăng ký dán nhãn năng lượng đèn LED.

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gồm có:

  • Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng
  • Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng cho từng model đèn LED trong lô hàng
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (XÁC NHẬN)
  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
  • Tem nhãn của sản phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Công văn gửi Bộ Công thương
  • Các giấy tờ liên quan….

Để chuẩn bị cho kiểm tra chuyên ngành, hãy xin công văn xác nhận của Bộ Công thương rằng Doanh nghiệp đã thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.

Trên đây là Quy trình Nhập Khẩu Đèn LED, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Vietcert là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2024

THỬ NGHIỆM, TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM BÁNH TRUNG THU - VIETCERT

THỬ NGHIỆM, TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM BÁNH TRUNG THU

Lại một mùa Trung thu nữa lại về, hằng năm mỗi dịp Rằm tháng 8 thì chúng ta thường  tặng nhau những chiếc bánh trung thu đầy màu sắc. Thói quen như vậy đã có từ rất nhiều năm nay, nên cứ mỗi dịp Trung thu thì nhu cầu về các loại bánh của người dùng phải nói là rất cao, để đáp ứng được nhu cầu thì mỗi năm doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, luôn đổi mới cho sản phẩm bánh trung thu của mình.


Bánh trung thu thường được làm từ những loại nguyên liệu như: Lạp xưởng, trứng, bột, đường… đều là những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng, ôi thiu, có thời gian sử dụng ngắn. Do đó, nếu không tiến hành thực hiện các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu theo đúng quy chuẩn trước khi đóng gói, sản xuất sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dung.

Theo quy định hiện hành, trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định, bánh trung thu thuộc nhóm sản phẩm tự công bố. Hồ sơ tự công bố được đóng dấu của doanh nghiệp, 01 bản công bố công khai tại trụ sở và trên các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và 01 bản nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, các cơ sở sản xuất bánh trung thu phải tiến hành kiểm nghiệm bánh trung thu theo quy định để xác định các chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa bánh ra thị trường. Đây là việc làm bắt buộc giúp các đơn vị sản xuất có căn cứ làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để kinh doanh hoạt động và nâng cao uy tín của mình.

1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quy định, quy chuẩn sau:

- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

- QCVN 8-2:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

- QCVN 8-1:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.

- QCVN 8-3:2012/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.

Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu áp dụng cho bánh trung thu thành phần chính là ngũ cốc

Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu áp dụng cho bánh trung thu thành phần có chứa sữa

Cadimi (Cd)

Chì (Pb)

Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30 độ C

Coliforms

Escherichia coli

Staphylococcus aureus

Clostridium perfringens

Bacillus cereus

Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc

Aflatoxin B+G

Ochratoxin A

Deoxynivalenoi (DON)

Zearalenon

Cadimi (Cd)

Chì (Pb)

Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30 độ C

Coliforms

Escherichia coli

Staphylococcus aureus

Clostridium perfringens

Bacillus cereus

Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc

Aflatoxin B+G

Ochratoxin A

Deoxynivalenoi (DON)

Zearalenon

Aflatoxin M1

Melamin

2. Căn cứ pháp lý để tiến hành tự công bố sản phẩm bánh trung thu

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, quy định này ban hành vào ngày 2 tháng 2 năm 2018

3. Quy trình thực hiện tự công bố sản phẩm bánh trung thu

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm bánh trung thu

-  Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm bánh trung thu, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn (QCVN)

– Kiểm nghiệm sản phẩm bánh trung thu tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025

– Thời gian thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm bánh trung thu từ 05 đến 07 ngày làm việc;

– Nhận kết quả kiểm nghiệm để tiến hành thực hiện công bố chất lượng sản phẩm.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh trung thu

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

- Nhãn sản phẩm

Bước 3: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tự công bố cho sản phẩm bánh trung thu nộp tại Bộ phận tiếp nhận của Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc chi cục an toàn thực phẩm hoặc sở công thương (tùy tỉnh thành)

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm

- Trong thời hạn 05 đến 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, cơ quan nhà nước có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và đăng tải hồ sơ lên website (nếu hồ sơ hợp lệ)

Bước 4: Doanh nghiệp đăng nhập vào website và tự kiểm tra hồ sơ công bố sản phẩm bánh trung thu của mình.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org