1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Thử nghiệm (kiểm nghiệm) là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định (theo Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa 05/2007/QH12). Như vậy kiểm nghiệm thực phẩm tức là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của các loại thực phẩm theo một quy trình nhất định.
2. Tại sao cần phải kiểm nghiệm thực phẩm?
- Đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng: Thử nghiệm giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng là an toàn để sử dụng, tiêu thụ. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành như thực phẩm, dược phẩm, và công nghiệp hóa chất.
- Tuân thủ tiêu chuẩn và quy định: Thực phẩm nói riêng và các sản phẩm/ hàng hóa nói chung có các tiêu chuẩn và quy định chất lượng cụ thể. Thử nghiệm chất lượng giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ đúng các yêu cầu này.
- Phát hiện sớm các lỗi và thực hiện khắc phục: Thử nghiệm giúp phát hiện lỗi và vấn đề sớm trong quy trình sản xuất, trước khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Điều này giúp hoạt động khắc phục kịp thời, giảm thiểu rủi ro và chi phí sửa chữa sau này.
- Nâng cao hiệu suất sản xuất: Thử nghiệm là công cụ để đánh giá và cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất. Bằng cách phân tích dữ liệu từ thử nghiệm, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình và giảm lãng phí.
- Giảm rủi ro pháp lý: Trong nhiều ngành, đặc biệt là thực phẩm, việc không tuân thủ các quy định chất lượng có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề. Thử nghiệm giúp giảm rủi ro này bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các yêu cầu pháp lý.
- Tiết kiệm chi phí: Thử nghiệm giúp ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng đến tay khách hàng, giúp tránh được các chi phí sửa chữa, hoàn trả, và thiệt hại đối với thương hiệu.
- Khẳng định uy tín thương hiệu: Việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao đã được khẳng định qua hoạt động thử nghiệm giúp xây dựng lòng tin của khách hàng và duy trì uy tín của doanh nghiệp.
- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao giúp tạo ra sự hài lòng và niềm tin từ phía khách hàng, điều này có thể dẫn đến sự trung thành và tăng cường quan hệ lâu dài.
3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm
3.1. Chỉ tiêu kim loại nặng
- Căn cứ: QCVN 8-2:2011/BYT
- Theo quy chuẩn này, có 6 loại kim loại nặng được kiểm soát: Arsen (As), Cadmi (Cd), chì (Pb), thiếc (Sn), thủy ngân (Hg), methyl thủy ngân (MeHg).
3.2. Chỉ tiêu độc tố vi nấm
- Căn cứ: QCVN 8-1:2011/BYT
- Căn cứ quy chuẩn này, các loại độc tố vi nấm cần kiểm soát như: Aflatoxin, ochratoxin A, patulin, deoxynivalenol, zearalenone, fumonisin...Tùy theo loại sản phẩm cụ thể, sẽ có yêu cầu kiểm soát một hoặc một vài loại độc tố vi nấm trên.
3.3. Chỉ tiêu vi sinh vật
- Căn cứ: QCVN 8-3:2012/BYT
- Căn cứ theo quy chuẩn này, có các loại vi sinh vật cần kiểm soát như: Tổng số vi sinh vật; E.coli; Coliform; Staphylococcus aureus; Clostridium perfringens; Clostridium botulinum; Bacillus cereus; Pseudomonas aeruginosa; Salmonella spp.; Listeria; Vibriospp.;…
Tương tự, tùy theo loại sản phẩm sẽ quy định cụ thể loại chỉ tiêu vi sinh vật cần kiểm soát.
3.4. Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Căn cứ: Thông tư số 50/2016/TT-BYT
- Tùy loại sản phẩm thực phẩm cụ thể mà các nhóm chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phải kiểm soát khác nhau, ví dụ: Nhóm carbamate (Aldicarb sulfoxide; Aldicarb sulfone; Oxamyl...); Nhóm lân hữu cơ (Acephate; Fenthion; Diazinon...); Nhóm cúc tổng hợp (Cypermethrin; Permethrin; Deltamethrin...)...
3.5. Chỉ tiêu về dư lượng thuốc thú y
- Căn cứ: Thông tư số 24/2013/TT-BYT
- Căn cứ theo thông tư này, tùy loại sản phẩm mà các hoạt chất thuốc thú y cần kiểm soát khác nhau. Một số loại thuốc thú y cần kiểm soát thường gặp trong thịt và các sản phẩm của thịt như: Abamectin; Albendazole; Amoxicillin; Benzylpenicillin; Chlortetracycline; Cyhalothrin; Neomycin...
3.6. Chỉ tiêu về chất hỗ trợ chế biến
- Danh mục các chất hỗ trợ chế biến và hàm lượng tối đa cho phép được quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 (được sửa đổi điều chỉnh bởi Thông tư số 12/2021/TT-BYT ngày 06/09/2021 và Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/09/2023.
Các chỉ tiêu này không bắt buộc phải thử nghiệm để phục vụ công bố, tuy nhiên cần kiểm soát trong sản xuất, chế biến, ghi nhãn trung thực để đảm bảo không vi phạm khi hậu kiểm.
Tuy công đoạn hoặc mục đích sử dụng sẽ quy định các hóa chất với liều lượng cho phép. Ví dụ: các chất chống tạo bọt có: Methyl Este của Acid béo, Alcohol béo C8-C30, dầu dừa Hydro hóa,…
3.7. Chỉ tiêu về phụ gia thực phẩm
- Danh mục phụ gia thực phẩm và liều lượng cho phép được quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 (sửa đổi điều chỉnh bởi Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/09/2023).
Tuy nhu cầu và mục đích sử dụng mà sẽ có những phụ gia khác nhau được cho phép. Ví dụ: phẩm màu có Curcumin 100, turmeric 100, quinolin yellow 104, chất bảo quản có: acid sorbid 200, natri sobat 201,…
4. Kiểm nghiệm thực phẩm tại Viện Năng suất Chất lượng Deming.
Viện Năng suất Chất lượng Deming áp dụng các phương pháp truyền thống cũng như hiện đại trong phân tích, dựa trên nền mẫu của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý về các phương pháp phù hợp nhất như TCVN, ISO, AOAC, FAO, SMEWW...
Các chỉ tiêu phân tích trong thực phẩm rất đa dạng bao gồm: Kim loại nặng; Độc tố vi nấm; Vi sinh vật; Dư lượng thuốc BVTV và thuốc thú y; Các chất cấm, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia....
Tại sao chọn Viện Năng suất Chất lượng Deming để kiểm nghiệm?
Viện Năng suất Chất lượng Deming là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiêm các sản phẩm thực phẩm với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003), đã được chỉ định là phòng thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước bởi các bộ ngành: Bộ Công Thương (Lĩnh vực thực phẩm; Khăn giấy và giấy vệ sinh), Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Lĩnh vực Phân bón & Thuốc BVTV; Thức ăn chăn nuôi), Bộ Xây Dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ...
- Địa chỉ văn phòng: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng.
- Địa chỉ phòng thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Hotline: 0905.527.089
Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm thực phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Viện Năng suất Chất lượng Deming để được tư vấn và hỗ trợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét