Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM BÁNH KẸO NHẬP KHẨU - VIETCERT

 THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM BÁNH KẸO NHẬP KHẨU - VIETCERT

Tự công bố sản phẩm bánh kẹo là thủ tục bắt buộc, là nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải làm trước khi đưa sản phẩm lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.

Tự công bố sản phẩm bánh kẹo là việc các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tự mình làm thủ tục, nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng tiếp nhận, đăng trên hệ thống cổng thông tin của đơn vị tiếp nhận các sản phẩm bánh kẹo của mình đã đạt tiêu chuẩn An toàn chất lượng, An toàn thực phẩm từ cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP.


Vậy tự công bố sản phẩm bánh kẹo cần chuẩn bị gì, thực hiện những thủ tục nào? Hãy cùng Vietcert tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục tự công bố:

-   Bản tự công bố sản phẩm bánh kẹo theo đúng quy định của Pháp luật tại Mẫu 1 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

-   Phiếu kết quả thử nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

-   Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm.

-   Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu.

 

Quy trình thực hiện thủ tục tự công bố: 

 

Bước 1: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm bánh kẹo Các trung tâm kiểm định chất lượng được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc hoặc trung tâm kiểm định đạt chuẩn ISO 17025.

Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ liên quan đến thủ tục tự công bố sản phẩm bánh kẹo.

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Bước 4: Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ, tiến hành bổ sung, sửa chữa nếu có những sai sót, thiếu sót về hồ sơ.

Bước 5: Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức theo dõi thông tại cơ quan chức năng tiếp nhận, thông tin xác nhận sẽ được đăng trên hệ thống cổng thông tin của đơn vị tiếp nhận.

Bước 6: Tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh kẹo đã được công bố.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org 

 

THỬ NGHIỆM VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC RƯỢU VANG - VIETCERT

 

THỬ NGHIỆM VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC RƯỢU VANG - VIETCERT

Trước tiên, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert (“VietCert”) xin gửi tới Quý Đơn vị lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam có năng lực trong việc thử nghiệm và kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm RƯỢU VANG. Đặc biệt sản phẩm RƯỢU VANG hiện nay đang được tiêu thụ mạnh mẽ và nhu cầu nhập khẩu rất cao.


Dưới đây là một số nội dung hiện các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm RƯỢU VANG quan tâm:

I. VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN:

- NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

II. QUY TRÌNH TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM VÀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1. THỬ NGHIỆM RƯỢU VANG

Theo quy định, các chỉ tiêu kiểm nghiệm Rượu Vang sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quy định, quy chuẩn sau

  • QCVN 8-2:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 8-1:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3:2012/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
  • TCVN 7045:2013 về Rượu Vang

 

2. LÀM HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

-  Quy trình:

Bước 1: Tổ chức cá nhân nhập mẫu về thử nghiệm trước tại đơn vị kiểm nghiệm có chức năng

Bước 2: Làm hồ sơ tự công bố và nộp lên Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh đợi Cơ quan chức năng xác nhận và đăng tải lên web của Ban quản lý hoặc giấy xác nhận đối với những đơn vị không up lên web.

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

- Bản tự công bố

- Hình ản sản phẩm, nhãn chính, nhãn phụ

- Kết quả thử nghiệm có thời hạn trong vòng 12 tháng

2. KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:

Bước 1: Nhập khẩu hàng , chuẩn bị hồ sơ gồm:

-  Mã HS sản phẩm RƯỢU VANG tham khảo là 22042111

Hợp đồng (sales contract), hóa đơn thương mại (commercial invoice), quy cách đóng gói (packing list), vận đơn (bill), chứng nhận xuất xứ (C/O), hồ sơ tự công bố (bao gồm bản tự công bố, hình ảnh sản phẩm, nhãn chính, nhãn phụ, kết quả thử nghiệm còn thời hạn)


Bước 2: Mang hồ sơ trên đăng kí Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm Vietcert. Hồ sơ chính xác và đầy đủ Vietcert sẽ cấp thông báo kiểm tra nhà nước đạt để Doanh nghiệp mang thông báo nộp hải quan để thông quan hàng hoá

Lưu ý:

- Bản hồ sơ tự công bố sẽ được sử dụng cho tất cả các lần nhập khẩu sau, nếu có sự thay đổi về tên sản phẩm, thành phần, cấu tạo, xuất xứ thì doanh nghiệp phải tự công bố lại theo nghị định 15. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng thường yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp kết quả thử nghiệm test định kì 12 tháng/1 lần bổ sung vào Bản tự công bố.

- Quy trình kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được thực hiện cho từng lô. Lô nào cũng phải kiểm tra

III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHẬP KHẨU RƯỢU VANG ĐƯỢC MIỄN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐIỀU 13 NGHỊ ĐỊNH 15:2018/NĐ-CP

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

cung cấp dịch vụ tư vấn, thử nghiệm, chứng nhận.

Với đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm dày dặn và tư vấn nhiệt tình. Mọi thắc mắc xin Quý khách hàng liên hệ đến số hotline/zalo: 0905 527 089

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2024

THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI NƯỚC TRÁI CÂY ĐÓNG CHAI - VIETCERT

THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI NƯỚC TRÁI CÂY ĐÓNG CHAI - VIETCERT


Hè đến cũng là những thức uống mát lạnh lên ngôi, đặc biệt là những thức uống được làm từ những loại trái cây tươi. Bởi nước ép trái cây đóng chai là sản phẩm bổ sung vitamin vô cùng tiện lợi, thơm ngon, dễ uống mà còn mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại nước giải khát nội và ngoại nhập được bày bán khắp nơi. Tuy nhiên, thực tế có nhiều loại nước giải khát không đảm bảo chất lượng, thậm chí có chứa các chất độc hại, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Để nước ép trái cây đóng chai lưu hành hợp pháp ra thị trường đầy đủ về mặt pháp lý; doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm và công bố chất lượng nước ép trái cây đóng chai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1. TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM NƯỚC TRÁI CÂY ĐÓNG CHAI

Dù xem xét trên phương diện người tiêu dùng hay nhà sản xuất thì việc thực hiện các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước trái cây đóng chai cũng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết vì:

Đối với người tiêu dùng: nước trái cây đóng chai là loại nước giải khát phổ biến trên thị trường. Đặc biệt, vào ngày hè loại mặt hàng được tiêu thụ lớn bởi  trẻ em, do đó việc kiểm nghiệm nước trái cây đóng chai là cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước trái cây đóng chai: Theo quy định hiện hành, trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định, nước trái cây đóng chai  thuộc nhóm sản phẩm tự công bố, do đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tiến hành kiểm nghiệm và công bố các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước trái cây đóng chai theo quy định trước khi đưa bánh ra thị trường để xác định các chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm; quy chuẩn trước khi đóng gói, sản xuất; đánh giá nguyên liệu đầu vào; khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm cũng như thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nên việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu được xem là việc làm bắt buộc giúp các đơn vị sản xuất có căn cứ làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để hoạt động kinh doanh và nâng cao uy tín của mình

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nước trái cây đóng chai sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quy định, quy chuẩn sau:

QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.

TCVN 7041:2009 Quy định kỹ thuật về đồ uống không cồn

3. CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦN XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM NƯỚC TRÁI CÂY ĐÓNG CHAI

Hiện nay, các đồi tượng cần tiến hành lên chỉ tiêu kiểm nghiệm nước trái cây đóng chai và tự công bố sản phẩm bao gồm: Cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh nước trái cây đóng chai  ra thị trường; các nhà nhập khẩu các loại nước trái cây đóng chai muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam, các công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nước trái cây đóng chai trên thị trường Việt Nam

4. CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM

- Các chỉ tiêu kim loại nặng: Chì (Pb), Thiếc (đối với sản phẩm đóng hộp tráng thiếc)

- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Patulin

- Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Piperonyl butoxid, 2-phenylphenol, Propargit, Diphenylamin, Carbaryl, Malathion,…

- Các chỉ tiêu vi sinh: tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliform, E.Coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,…

5. CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM NƯỚC TRÁI CÂY ĐÓNG CHAI VỚI BAO BÌ SẢN PHẨM

Chỉ tiêu kiểm nghiệm nước trái cây đóng chai với bao bì sản phẩm sẽ tuân thủ các quy định sau đây, dựa trên Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

Tên hàng hoá: Bao bì và mẫu nhãn nước trái cây đóng chai  phải ghi rõ tên hàng hoá để nhận biết sản phẩm thuộc loại nào.

Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hoá: Ghi thông tin chi tiết của doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường, nếu đơn vị sản xuất đồng thời là đơn vị thương mại thì ghi thông tin đơn vị sản xuất.

Xuất xứ hàng hoá: Bao bì và mẫu nhãn phải cung cấp thông tin về xuất xứ của sản phẩm nước trái cây đóng chai .

Thông tin về định lượng: Cần cung cấp thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, cảnh báo liên quan, thành phần của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản.

Trước khi sản xuất bao bì số lượng lớn, nhà sản xuất phải thiết kế một file mẫu nhãn hình ảnh sản phẩm hay còn gọi là file thiết kế bao bì sản phẩm, thông tin trên file thiết kế phải phù hợp với các thông tin của hồ sơ đính kèm bên trên để được kiểm duyệt trước khi tiến hành in ấn bao bì sản phẩm.

Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ kiểm nghiệm nước trái cây đóng chai , hãy liên hệ cho VIETCERT qua:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

GIÁM ĐỊNH ĐỒ CHƠI VÀ SẢN PHẨM TRẺ EM - VIETCERT

 1. Tổng quan

    Đồ chơi là những vật dụng hết sức quen thuộc và gần gũi với trẻ em. Đồ chơi mang tính giải trí, giúp rèn luyện kỹ năng và giới thiệu cho các em về thế giới xung quanh. Chính vì vậy an toàn đồ chơi được quản lý chặt chẽ trên toàn thế giới, với các quy định được cập nhật thường xuyên, các nhà sản xuất, người mua và nhà bán lẻ bắt buộc phải tuân thủ các quy định ngày càng khắt khe và phức tạp.

    Vì vậy Thử nghiệmGiám định an toàn đồ chơi và sản phẩm cho trẻ em là hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các yêu cầu, quy định cũng như các thông số kỹ thuật về an toàn, chức năng và khả năng sử dụng theo chỉ định riêng.

    Đối tượng:

   Sản phẩm cho trẻ em: Bình sữa trẻ em, bàn thay tã, xe tập đi, xe đẩy, địu trẻ sơ sinh, nôi, cũi, rào chắn, sân chơi, ghế cao, ghế di động có móc gắn vào bàn, ghế tắm, núm vú giả, lục lạc, đồ ngậm nướu,…

    Đồ chơi: Đồ thủ công, xe đạp, sách, khối hình lắp ráp, thú nhồi bông, trò chơi ghép hình,….




2. Các hạng mục giám định


- Xác định thành phần

- Thử nghiệm đặc tính vật lý

- Đánh giá sự phù hợp

- Giám định số lượng, chất lượng

- Giám định xuất xứ

- Giám định bao bì, ký mã hiệu

- Giám định cảm quan/ngoại quan




3. Các loại hình giám định


Tại nơi sản xuất:

- Giám định nguyên liệu đầu vào. Kiểm tra nguyên liệu trước khi sản xuất, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chất lượng sản phẩm, tránh lãng phí thời gian, chi phí nguyên vật liệu.

- Giám định sản xuất ban đầu.

- Giám định trong quá trình sản xuất.

- Giám định sản phẩm hoàn thiện.


Tại cảng xếp:

- Giám sát xếp hàng.

- Giám định số lượng, quy cách, tình trạng hàng hoá, bao bì. 

- Giám sát chằng buộc, chèn lót trong container tại nhà máy, hoặc trên tầu tại cảng xếp. 


Tại cảng dỡ:

- Trước khi dỡ hàng/ mở nắp hầm hàng: Giám định tình trạng hàng hóa; cách sắp xếp hàng hoá trên tàu.

- Trong quá trình dỡ hàng tại tàu: Giám sát quá trình dỡ hàng, giám định tình trạng bao bì, sắp xếp hàng hoá trong hầm hàng, tình trạng hàng tổn thất.

- Giám sát quá trình bốc xếp hàng hoá trên tầu xuống phương tiện vận tải và vận chuyển tới

- Giám định phục vụ quản lý nhà nước/kiểm tra chuyên ngành

 

Tại nhà máy:

- Giám định số lượng, khối lượng, chủng loại, quy cách, tình trạng hàng hóa.

- Giám định cảm quan chất lượng.

- Giám định chủng loại, quy cách, mục đích sử dụng.

 

4. Lợi ích dịch vụ:

- Đảm bảo khối lượng và số lượng thực tế (hoặc các chỉ tiêu khác) của hàng hoá đồ chơi và sản phẩm trẻ em.

- Phản ứng kịp thời và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp có sự cố. 

- Kết quả giám định từ bên thứ ba độc lập có thể được sử dụng để hỗ trợ việc bán hàng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách cải tiến công nghệ sản xuất cũng như đáp ứng thị hiếu của thị trường thép trên toàn thế giới. Hạn chế các rủi ro về chính sách bảo hộ thương mại làm giảm khả năng xuất khẩu, nguồn cung dư thừa.


5. Các bước khách hàng thực hiện:

Đăng kí thông tin trên một cửa quốc gia:

1.    Thông báo mã số tiếp nhận.

2.    Thông báo lịch lấy mẫu, giám định thông tin bao gồm:

·       Mã số hồ sơ

·       Số đăng ký giám định

·       Thời gian giám định

·       Địa điểm giám định

·       Thông tin liên hệ

 

    VietCert hi vọng các thông tin trên sẽ cung cấp được các thông tin bổ ích và giúp cho Quý khách hàng, Quý đối tác có thể nắm rõ được quy trình và thủ tục giám định đồ chơi và sản phẩm trẻ em. Quý khách hàng cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay theo hotline:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org

GIÁM ĐỊNH VÀ KIỂM NGHIỆM GẠO

1. Dịch vụ giám định gạo:

- Kiểm tra chi tiết đơn hàng được phân công: tên người bán, tên hàng, chỉ tiêu, trọng lượng, quy cách đóng gói, bao bì, nhãn mác, số lượng, tên tàu, địa điểm đến, ngày giám định,...

- Kiểm tra đơn hàng và tư vấn cho khách hàng theo từng đơn hàng để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí.

- Kiểm tra trọng lượng tịnh, trọng lượng bì và trọng lượng hàng cả bì.

- Kiểm tra chất lượng gạo trước và trong quá trình làm hàng.

- Hình ảnh về hàng hóa được chụp lại trong quá trình giám định.

- Kiểm đếm.

- Giám sát quá trình xếp hàng, dỡ hàng.

- Khử trùng.




2. Kiểm tra trọng lượng gạo:


- Cân bàn được kiểm tra trước khi đóng hàng với trọng lượng chuẩn.

- Kiểm tra trọng lượng bao rỗng.

- Kiểm tra xác suất trọng lượng cả bì.

- Trọng lượng đồng nhất được ghi nhận lại.





3. Quá trình giám sát đóng hàng gạo:


- Giám định viên kiểm tra tình trạng của sà lan, bao gồm kiểm tra sà lan có sạch không, có còn hàng của chuyến trước không, loại sàn, chèn lót và thích hợp cho việc khử trùng không.

- Trước khi tiến hành đóng hàng vào container, kiểm tra container rỗng có sạch không, khô ráo, không có mùi lạ, không có côn trùng, kín chắc,...

- Kiểm tra chất lượng gạo trong suốt quá trình đóng hàng: báo cáo tình trạng thực tế trong quá trình đóng hàng, báo cáo phân tích cảm quan.

- Phát hiện và báo cáo sự việc bất thường xảy ra trong quá trình giám sát đóng hàng cho văn phòng và khách hàng để có cách giải quyết kịp thời.



4. Lấy mẫu trong quá trình đóng hàng gạo:


- Lấy mẫu trước và trong quá trình đóng hàng.

- Phân tích cảm quan và hóa lý tại phòng thí nghiệm.

- Trộn mẫu chung từ các mẫu lấy được trong mỗi ngày đóng hàng.


5. Kiểm tra chất lượng gạo tại phòng thí nghiệm:


- Kiểm tra thành phần của gạo, loại gạo 

- Gạo kém phẩm chất

- Phân tích hóa lý

- Kiểm tra hàm lượng Amylose và độ ẩm

- Mức độ xay xát và giai đoạn xay xát

- Độ thuần của gạo thơm

- Phân tích Alkali, phóng xạ, biến đổi gen GMO

- Aflatoxin B1 & B2, G1 & G2

- Dư lượng thuốc trừ sâu

- Ochratoxin

- Phóng xạ

- Vi sinh


    VietCert hi vọng các thông tin trên sẽ cung cấp được các thông tin bổ ích và giúp cho Quý khách hàng, Quý đối tác có thể nắm rõ được quy trình và thủ tục giám định và kiểm nghiệm gạo. Quý khách hàng cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay theo hotline:


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website www.vietcert.org

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024


QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC THỰC PHẨM CHO NƯỚC ÉP TRÁI CÂY ĐÓNG CHAI - VIETCERT


Trong đời sống hằng ngày, nước ép trái món thức uống được ưa chuộng của nhiều người từ trẻ con cho đến người lớn. Ngoài việc ngon miệng, dễ uống nước ép trái cây còn cung cấp hàm lượng lớn các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, cải thiện làn da và hỗ trợ quá trình giảm cân.


Để tiện lợi nhiều người tiêu dùng lựa chọn nước ép trái cây đóng chai. Ngoài các sản phẩm nước ép được sản xuất trong nước thì những sản phẩm nước ép nhập khẩu cũng đang là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vậy quy trình nhập khẩu mặt hàng này thế nào? Cần những giấy phép gì? Để giải đáp thắc mắc hãy cùng Vietcert tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Tự công bố thực phẩm

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định “Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm)”. Nước ép là thực phẩm nên cần thực hiện tự công bố trước khi nhập khẩu

và đưa sản phẩm ra thị trường.

Để thực hiện tự công bố doanh nghiệp cần:

Bước 1: Lên chỉ tiêu thử nghiệm và chuẩn bị mẫu thử nghiệm:

      + Dựa vào Quy chuẩn QCVN 6-2:2010/BYT và tham khảo thêm các Quy chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT;  QCVN 8-2:2011/BYT; QCVN 8-3:2012/BYT, Thông tư 29/2023/TT-BYT. Vietcert sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các chỉ tiêu phù hợp với từng loại nước ép.

+ Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu cần thử nghiệm và gửi mẫu đến phòng thử nghiệm của VietCert

+ Thời gian thử nghiệm: 5-7 ngày

     Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm nước ép trái cây:

+ Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định;

+ Mẫu nhãn và bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm;

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

+ Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ Chi cục ATVSTP hoặc Ban quản lý An toàn thực phẩm...)

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.

2. Thủ tục nhập khẩu nước ép trái cây

Theo quyết định 1182/QĐ-BCT mặt hàng nước ép trái cây trên phải tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi nhập khẩu

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước gồm:

-  Đơn đăng ký KTNN

-  Bản tự công bố sản phẩm
- Kết quả thử nghiệm
- Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
-  Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
-  Sales contract – Hợp đồng mua bán
-  Tờ Khai hải quan
-   Bill of lading – Vận Đơn
-   C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ mặt hàng (nếu có)

Trong vòng 24h -48h đối với phương thức kiểm tra thông thường chỉ kiểm tra hồ sơ. Đơn vị có thẩm quyền trả thông báo kết quả kiểm tra. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành nộp kết quả cho hải quan hoàn tất thủ tục nhập khẩu

Vietcert hi vọng các thông tin trên sẽ cung cấp được các thông tin bổ ích và giúp cho Quý khách hàng, Quý đối tác có thể nắm rõ được quy trình và thủ tục nhập khẩu mặt hàng nước ép trái cây. Quý khách hàng cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay theo hotline:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website www.vietcert.org