Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024

TẠI SAO PHẢI KIỂM NGHIỆM (THỬ NGHIỆM) AN TOÀN THỰC PHẨM ?

 1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Thử nghiệm (kiểm nghiệm) là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định (theo Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa 05/2007/QH12). Như vậy kiểm nghiệm thực phẩm tức là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của các loại thực phẩm theo một quy trình nhất định.

 

2. Tại sao cần phải kiểm nghiệm thực phẩm?

- Đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng: Thử nghiệm giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng là an toàn để sử dụng, tiêu thụ. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành như thực phẩm, dược phẩm, và công nghiệp hóa chất. 

Tuân thủ tiêu chuẩn và quy định: Thực phẩm nói riêng và các sản phẩm/ hàng hóa nói chung có các tiêu chuẩn và quy định chất lượng cụ thể. Thử nghiệm chất lượng giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ đúng các yêu cầu này. 

Phát hiện sớm các lỗi và thực hiện khắc phục: Thử nghiệm giúp phát hiện lỗi và vấn đề sớm trong quy trình sản xuất, trước khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Điều này giúp hoạt động khắc phục kịp thời, giảm thiểu rủi ro và chi phí sửa chữa sau này. 

Nâng cao hiệu suất sản xuất: Thử nghiệm là công cụ để đánh giá và cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất. Bằng cách phân tích dữ liệu từ thử nghiệm, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình và giảm lãng phí.

Giảm rủi ro pháp lý: Trong nhiều ngành, đặc biệt là thực phẩm, việc không tuân thủ các quy định chất lượng có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề. Thử nghiệm giúp giảm rủi ro này bằng cách đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các yêu cầu pháp lý. 

Tiết kiệm chi phí: Thử nghiệm giúp ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng đến tay khách hàng, giúp tránh được các chi phí sửa chữa, hoàn trả, và thiệt hại đối với thương hiệu.

- Khẳng định uy tín thương hiệu: Việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao đã được khẳng định qua hoạt động thử nghiệm giúp xây dựng lòng tin của khách hàng và duy trì uy tín của doanh nghiệp. 

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao giúp tạo ra sự hài lòng và niềm tin từ phía khách hàng, điều này có thể dẫn đến sự trung thành và tăng cường quan hệ lâu dài.



3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

3.1Chỉ tiêu kim loại nặng

Căn cứ: QCVN 8-2:2011/BYT

Theo quy chuẩn này, có 6 loại kim loại nặng được kiểm soát: Arsen (As), Cadmi (Cd), chì (Pb), thiếc (Sn), thủy ngân (Hg), methyl thủy ngân (MeHg).

3.2Chỉ tiêu độc tố vi nấm

Căn cứ: QCVN 8-1:2011/BYT

Căn cứ quy chuẩn này, các loại độc tố vi nấm cần kiểm soát như: Aflatoxin, ochratoxin A, patulin, deoxynivalenol, zearalenone, fumonisin...Tùy theo loại sản phẩm cụ thể, sẽ có yêu cầu kiểm soát một hoặc một vài loại độc tố vi nấm trên. 

 

3.3. Chỉ tiêu vi sinh vật

Căn cứ: QCVN 8-3:2012/BYT

Căn cứ theo quy chuẩn này, có các loại vi sinh vật cần kiểm soát như: Tổng số vi sinh vật; E.coli; Coliform; Staphylococcus aureus; Clostridium perfringensClostridium botulinum; Bacillus cereus; Pseudomonas aeruginosaSalmonella spp.; ListeriaVibriospp.;

Tương tự, tùy theo loại sản phẩm sẽ quy định cụ thể loại chỉ tiêu vi sinh vật cần kiểm soát.

3.4. Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

- Căn cứ: Thông tư số 50/2016/TT-BYT

Tùy loại sản phẩm thực phẩm cụ thể mà các nhóm chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phải kiểm soát khác nhau, ví dụ: Nhóm carbamate (Aldicarb sulfoxide; Aldicarb sulfone; Oxamyl...); Nhóm lân hữu cơ (Acephate; Fenthion; Diazinon...); Nhóm cúc tổng hợp (Cypermethrin; Permethrin; Deltamethrin...)...

3.5. Chỉ tiêu về dư lượng thuốc thú y

- Căn cứ: Thông tư số 24/2013/TT-BYT

Căn cứ theo thông tư này, tùy loại sản phẩm mà các hoạt chất thuốc thú y cần kiểm soát khác nhau. Một số loại thuốc thú y cần kiểm soát thường gặp trong thịt và các sản phẩm của thịt như: AbamectinAlbendazoleAmoxicillinBenzylpenicillinChlortetracyclineCyhalothrinNeomycin...

3.6Chỉ tiêu về chất hỗ trợ chế biến

Danh mục các chất hỗ trợ chế biến và hàm lượng tối đa cho phép được quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 (được sửa đổi điều chỉnh bởi Thông tư số 12/2021/TT-BYT ngày 06/09/2021 và Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/09/2023.

Các chỉ tiêu này không bắt buộc phải thử nghiệm để phục vụ công bố, tuy nhiên cần kiểm soát trong sản xuất, chế biến, ghi nhãn trung thực để đảm bảo không vi phạm khi hậu kiểm.

Tuy công đoạn hoặc mục đích sử dụng sẽ quy định các hóa chất với liều lượng cho phép. Ví dụ: các chất chống tạo bọt có: Methyl Este của Acid béo, Alcohol béo C8-C30, dầu dừa Hydro hóa,…

3.7Chỉ tiêu về phụ gia thực phẩm

Danh mục phụ gia thực phẩm và liều lượng cho phép được quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 (sửa đổi điều chỉnh bởi Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/09/2023).

Tuy nhu cầu và mục đích sử dụng mà sẽ có những phụ gia khác nhau được cho phép. Ví dụ: phẩm màu có Curcumin 100, turmeric 100, quinolin yellow 104, chất bảo quản có: acid sorbid 200, natri sobat 201,…

4. Kiểm nghiệm thực phẩm tại Viện Năng suất Chất lượng Deming.

 

Viện Năng suất Chất lượng Deming áp dụng các phương pháp truyền thống cũng như hiện đại trong phân tích, dựa trên nền mẫu của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý về các phương pháp phù hợp nhất như TCVN, ISO, AOAC, FAO, SMEWW...

 

Các chỉ tiêu phân tích trong thực phẩm rất đa dạng bao gồm: Kim loại nặng; Độc tố vi nấm; Vi sinh vật; Dư lượng thuốc BVTV và thuốc thú y; Các chất cấm, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia....


Tại sao chọn Viện Năng suất Chất lượng Deming để kiểm nghiệm?

 

Viện Năng suất Chất lượng Deming là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiêm các sản phẩm thực phẩm với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003), đã được chỉ định là phòng thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước bởi các bộ ngành: Bộ Công Thương (Lĩnh vực thực phẩm; Khăn giấy và giấy vệ sinh), Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Lĩnh vực Phân bón Thuốc BVTVThức ăn chăn nuôi), Bộ Xây Dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ... 

• Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên đông đảo, có trình độ cao;
• Máy móc, trang thiết bị đa dạng - hiện đại;
• Chất lượng dịch vụ luôn được quan tâm và cải tiến liên tục;
• Kết quả chính xác, đáng tin cậy và mức chi phí phù hợp;
• Dịch vụ tốt nhất với thời gian trả kết quả linh hoạt (kiểm thường, kiểm nhanh,…);
• Nền mẫu phân tích đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu;
• Năng lực phân tích bao phủ nhiều nền mẫu và không ngừng được mở rộng.

 

- Địa chỉ văn phòng: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng.

- Địa chỉ phòng thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Hotline: 0905.527.089

 

Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm thực phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Viện Năng suất Chất lượng Deming để được tư vấn và hỗ trợ.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM - VIETCERT

 KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM - VIETCERT

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các sản phẩm thịt, cá, trứng, nem, chả, bánh chưng, bánh ngọt, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt,... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm.

Tuy nhiên, thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay gặp phải những vấn đề sau:

- Tràn lan thực phẩm bẩn trên thị trường;

- Các vụ vi phạm vệ sinh thực phẩm ngày càng gia tăng;

- Hệ thống kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả;

- Cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, thiết bị không tuân thủ quy định của Nhà nước.

Trong đợt cao điểm ra quân tấn công, trấn áp “Vi phạm quy định về lĩnh vực an toàn thực phẩm” dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đã thu được nhiều chiến công xuất sắc như: Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an thành phố Đà Nẵng đã phát hiện một tấn chả chứa chất cấm hàn the hay vụ phát hiện và khởi tố các đối tượng sản xuất hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm của Công an tỉnh Đắk Lắk,…

 Kiểm tra an toàn thực phẩm cũng là một trong nhiều thủ tục được Nhà nước đưa ra nhằm đảm bảo rằng thực phẩm sạch và an toàn đến tay người tiêu dùng. Vì có nhiều công đoạn chuẩn bị thực phẩm diễn ra sau những cánh cửa đóng kín. Vì vậy, khách hàng thường không biết sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào và chúng có phù hợp để tiêu thụ hay không?

Do đó, kiểm tra an toàn thực phẩm thường xuyên là một cách hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi các thực phẩm kém chất lượng, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và khả năng lây truyền bệnh qua thực phẩm.

Kiểm tra an toàn thực phẩm là việc thử nghiệm để xác định các chỉ tiêu trong thực phẩm có đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể khi tiến hành thử nghiệm thực phẩm sẽ tiến hành các nội dung sau:

- Chỉ tiêu cảm quan: về trạng thái, màu sắc, mùi, vị,...

- Chỉ tiêu vi sinh vật: phân tích chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí, Ecoli, Coliform,...

- Chỉ tiêu hóa lý, chất lượng, việc phân tích thành phần dinh dưỡng như: năng lượng, protein, chất xơ, lipid, vitanmin, khoáng,...

- Chỉ tiêu kim loại độc hại: thủy ngân, chì, cadinmi, đồng, asen,...

- Chỉ tiêu độc tố vi mấm: Aflatoxin B1, Ochratoxin, Aflatoxin tổng số,...

- Chỉ tiêu hàm lượng các hóa chát tồn dư: dư lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Với hơn 14.000 khách hàng trong và ngoài nước đã tin tưởng cùng với quy mô 300 nhân sự được bố trí khắp các miền Bắc, Trung, Nam tại 25 văn phòng đại diện. Đồng thời với nhiều năm kinh nghiệm Trung tâm Vietcert cam kết sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, đa lĩnh vực với sự hiểu biết toàn diện và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về an toàn thực phẩm. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết. 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024

 

NHÃN NĂNG LƯỢNG SẢN PHẨM

Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm mà mình mua và sử dụng, giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm đồng thời những thông tin này cũng tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất.

Vậy nhãn năng lượng là gì? Có bao nhiêu loại? Mặt hàng nào phải dán nhãn năng lượng?

 

1. Nhãn năng lượng là gì?

- Nhãn năng lượng là một loại nhãn dán trên thiết bị điện, cung cấp các thông tin chỉ số, mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó. Từ nhãn năng lượng, người dùng có thể đánh giá khả năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị, giúp người dùng có thể lựa chọn được sản phẩm chất lượng, hiệu suất năng lượng cao và tốn ít điện năng.

 

2. Có 2 loại nhãn năng lượng:

- Nhãn năng lượng so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác. Nhãn được sử dụng nhằm mục đích giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm, thiết bị điện cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng.



- Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại trên thị trường.



3. Mặt hàng nào phải dán nhãn năng lượng?

Danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 1182/QĐ-BCT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bao gồm:

- Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn Huỳnh quang Compact (CFL), Đèn huỳnh quang ống thẳng (FL), Chấn lưu điện từ cho đèn huỳnh quang, Chấn lưu điện tử cho đèn huỳnh quang, Tủ lạnh, Tủ kết đông lạnh, Nồi cơm điện, Quạt điện, Máy thu hình, Bình đun nước nóng có dự trữ, Máy Điều hòa không khí, Máy giặt gia dụng, Đèn LED

- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy photo copy, màn hình máy tính, máy in, máy tính xách tay.

- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Động cơ điện, Nồi hơi, Máy biến áp

 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhãn năng lượng. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.

Với quy mô 300 nhân sự được bố trí khắp các miền Bắc, Trung, Nam tại 25 văn phòng đại diện. Vietcert cam kết sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

BLOG - THỬ NGHIỆM HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG - VIETCERT

 Thử nghiệm Hiệu Suất Năng Lượng - 

Bước Tiến Hành Trình Tiết Kiệm Năng Lượng Bền Vững

Trong bối cảnh ngày càng khít kẹt nguồn tài nguyên năng lượng, việc tìm kiếm giải pháp tiết kiệm đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nhà quản lý. Trong đó, thử nghiệm hiệu suất năng lượng là một bước quan trọng để đánh giá, kiểm chứng và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng của các thiết bị. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về quy trình, vai trò và lợi ích của việc thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Hiệu Suất Năng Lượng Là Gì?

Hiệu suất năng lượng là mức độ hiệu quả trong việc chuyển hóa năng lượng để thực hiện một công việc nhất định. Nó được đo lường bằng tỷ lệ giữa năng lượng được sử dụng hữu ích và tổng năng lượng tiêu thụ. Các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao sẽ giúp tiết kiệm điện năng, giảm khí thải và giúp bảo vệ môi trường.

Tại Sao Thử Nghiệm Hiệu Suất Năng Lượng Lại Quan Trọng?

1. Đánh Giá Hiệu Quả Sản Phẩm: Thử nghiệm giúp xác minh xem các thiết bị đã đạt được tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng hay chưa.
2. Tuân Thủ Quy Định: Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định bắt buộc về hiệu suất năng lượng để giảm thiểu lãng phí năng lượng và bảo vệ môi trường.
3. Xây Dựng Niềm Tin Của Khách Hàng: Sản phẩm được chứng nhận hiệu suất năng lượng sẽ giúp gia tăng uy tín thương hiệu và thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng.
4. Tiết Kiệm Chi Phí: Các thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn hiệu suất cao sẽ giúp giảm đi chi phí năng lượng vận hành.



Quy Trình Thử Nghiệm Hiệu Suất Năng Lượng

1. Thu Thập Thông Tin Sản Phẩm: Bao gồm các thông số kỹ thuật và đặc tính nổi bật của thiết bị cần thử nghiệm. Các thông tin này sẽ giúp xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp.
2. Kiểm Tra Ban Đầu: Đánh giá tổng quan trạng thái hoạt động của thiết bị, đảm bảo thiết bị trong tình trạng sẵn sàng cho quá trình thử nghiệm.
3. Thực Hiện Các Bài Thử Nghiệm: Thiết bị sẽ được kiểm tra trong các điều kiện tiêu chuẩn hóa hoặc mô phỏng để đánh giá hiệu suất hoạt động. Các bài thử có thể bao gồm:
o Đo lường mức tiêu thụ điện năng.
o Đánh giá công suất hoạt động.
o Thử nghiệm trong các điều kiện tải khác nhau để kiểm tra độ ổn định và hiệu quả.
4. Phân Tích Dữ Liệu: Sau khi thử nghiệm, dữ liệu được thu thập sẽ được phân tích để tính toán các chỉ số hiệu suất năng lượng và so sánh với tiêu chuẩn quy định.
5. Lập Báo Cáo Kết Quả: Tóm tắt các kết quả đo lường, chỉ số hiệu suất và đưa ra nhận xét, kết luận. Báo cáo này có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc chứng nhận hoặc cải tiến sản phẩm.
6. Đề Xuất Cải Tiến: Nếu kết quả chưa đạt yêu cầu, các đề xuất cải tiến sẽ được đưa ra để nâng cao hiệu suất năng lượng cho sản phẩm.
7. Chứng Nhận: Đối với các thiết bị đạt yêu cầu, quy trình thử nghiệm sẽ kết thúc bằng việc cấp chứng nhận hiệu suất năng lượng, giúp thiết bị sẵn sàng tung ra thị trường.

Kết Luận

Thử nghiệm hiệu suất năng lượng không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật mà còn là một cam kết đối với sự phát triển bền vững. Quy trình thử nghiệm không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây là một bước đi cần thiết để các doanh nghiệp khẳng định vị thế và đáp ứng được kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bài viết này sẽ giúp quý khách nắm được các thông tin cần thiết và nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách kỹ lưỡng và nhiệt tình nhất.

- Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, VietCert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. 

- Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT:

📲Hotline/zalo: 0905 527 089

BLOG TÌM HIỂU VỀ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG - VIETCERT

TÌM HIỂU VỀ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG - VIETCERT

Hiệu Suất Năng Lượng – Chìa Khóa Cho Một Tương Lai Bền Vững

Trong bối cảnh hiện nay, khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu trở thành mối lo ngại toàn cầu, hiệu suất năng lượng đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm được các quốc gia, tổ chức và cá nhân quan tâm. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi: hiệu suất năng lượng là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?

Hiệu Suất Năng Lượng Là Gì?

Hiệu suất năng lượng (Energy Efficiency) là khả năng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất để thực hiện một công việc hoặc hoạt động nhất định. Điều này có nghĩa là với cùng một lượng năng lượng đầu vào, chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn, hoặc với cùng một mức độ sản xuất, chúng ta sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Ví dụ, một chiếc đèn LED tiêu tốn ít năng lượng hơn so với bóng đèn sợi đốt thông thường, nhưng vẫn mang lại ánh sáng tương tự. Đây chính là minh họa điển hình cho việc nâng cao hiệu suất năng lượng trong cuộc sống.

Tại Sao Hiệu Suất Năng Lượng Lại Quan Trọng?

1. Tiết Kiệm Chi Phí
Việc nâng cao hiệu suất năng lượng giúp giảm đáng kể hóa đơn điện nước và các chi phí năng lượng khác. Với một doanh nghiệp, điều này còn giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
2. Bảo Vệ Môi Trường
Sử dụng năng lượng hiệu quả giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch và đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
3. Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống
Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng như đèn LED, điều hòa Inverter hay các thiết bị thông minh không chỉ thân thiện với môi trường mà còn mang lại sự tiện nghi, hiện đại và hiệu quả cho người sử dụng.
4. Đảm Bảo An Ninh Năng Lượng
Sử dụng năng lượng hiệu quả góp phần giảm thiểu áp lực lên các nguồn cung năng lượng, từ đó tăng cường sự ổn định và bền vững trong dài hạn.

Làm Thế Nào Để Nâng Cao Hiệu Suất Năng Lượng?

 Sử Dụng Thiết Bị Tiết Kiệm Năng Lượng:
Chọn các sản phẩm có dán nhãn hiệu suất năng lượng cao, như thiết bị đạt chuẩn 5 sao theo hệ thống đánh giá năng lượng.
 Tối Ưu Hóa Quy Trình Sản Xuất:
Trong các nhà máy, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, và cải tiến công nghệ để giảm thiểu lãng phí năng lượng.
 Tận Dụng Năng Lượng Tái Tạo:
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và nước để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống.
 Giáo Dục Và Nâng Cao Nhận Thức:
Đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền, giáo dục về ý thức tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng.

Hiệu Suất Năng Lượng Trong Tương Lai

Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu suất năng lượng còn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một tương lai xanh. Các tòa nhà thông minh, xe điện, và hệ thống quản lý năng lượng tự động sẽ trở thành xu hướng tất yếu. Chúng không chỉ giảm tiêu hao năng lượng mà còn tạo nên những thay đổi tích cực trong cách con người sinh hoạt và làm việc.

Lời Kết

Hiệu suất năng lượng không chỉ là một khái niệm mà còn là một hành động. Việc tối ưu hóa năng lượng không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của xã hội. Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ, như tắt đèn khi không sử dụng hay chọn những thiết bị tiết kiệm năng lượng, để cùng nhau xây dựng một thế giới xanh và sạch hơn.

Bạn đã sẵn sàng để nâng cao hiệu suất năng lượng trong cuộc sống của mình chưa?

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, VietCert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.  

Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ 


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT: 

Hotline/zalo: 0905 527 089 

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

BLOG HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG - VIETCERT

 

HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Hiệu suất năng lượng được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 như sau:

-  Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.
-  
Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích.

Theo quy định trên, hiệu suất năng lượng (HSNL): là một chỉ số có trong nhãn năng lượng so sánh được dán trên các đồ dùng tiêu thụ điện dân dụng. HSNL đánh giá khả năng tiết kiệm điện thực tế của sản phẩm được kiểm định và đánh giá theo chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thông số hiệu suất năng lượng được thể hiện trên nhãn năng lượng của các thiết bị. Hiện nay người ta sử dụng 2 chỉ số để đánh giá hiệu suất năng lượng của thiết bị là:

- EER (Energy Efficiency Ratio - chỉ số hiệu suất năng lượng) dùng cho các loại máy lạnh thường

- CSPF (Cooling Seasonal Performance Factor - chỉ số hiệu suất lạnh toàn mùa) dùng cho các loại máy lạnh


Nhãn năng lượng

Việc xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải bảo đảm yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 như sau:

1. Việc xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

b) Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế;

c) Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, sản xuất, cung cấp cho thị trường sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng trong chiếu sáng công cộng là trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010, theo đó Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng.

 Trách nhiệm chủ trì công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng của phương tiện vận tải được quy định tại khoản 3 Điều 21, theo đó Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng của phương tiện vận tải và nhiên liệu thân thiện môi trường sử dụng trong giao thông vận tải.

Danh mục các mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng thuộc quản lý của Bộ Công Thương:

- Bóng đèn huỳnh quang
- Đèn Huỳnh quang Compact (CFL)
- Đèn huỳnh quang ống thẳng (FL)

- Tủ lạnh, Tủ kết đông lạnh Tủ giữ lạnh thương mại
- Nồi cơm điện
- Quạt điện
- Bình đun nước nóng có dự trữ
-
Máy Điều hòa không khí
- Máy giặt gia dụng
-
Đèn LED
- Động cơ điện
- Máy in, máy tính xách tay, màn hình máy tính, máy photocopy….v.v…


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre

HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG QUẠT ĐIỆN

 

HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG QUẠT ĐIỆN



I.                    DANH MỤC HÀNG HÓA PHẢI KIỂM TRA HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc quản lý của Bộ Công Thương được ban hành theo Quyết định 1725/QĐ-BCT ngày 01/7/2024 về Danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

II.                 HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?

Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hóa năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích. Hiệu suất năng lượng được biểu bị lên sản phẩm thông qua việc dán nhãn năng lượng. Nhãn năng lượng có thể được dán, in, gắn hoặc khắc lên sản phẩm, bao bì.

Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và mức lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Kiểm tra Hiệu suất năng lượng tối thiểu là kiểm tra mức hiệu suất năng lượng thấp nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện,thiết bị sử dụng năng lượng mà dưới mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt.

III.              TẠI SAO PHẢI DÁN NHÃN HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG?

Dán nhãn năng lượng là một loại biện pháp nhằm cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng của các thiết bị điện tử và gia dụng . Dưới đây là những lý do tại sao việc dán nhãn năng lượng lại cần thiết:

-       TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG: Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh và lựa chọn sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn. Điều này góp phần giảm tiêu thụ, tiết kiệm chi phí điện hàng tháng và bảo vệ môi trường.

-       BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Giảm lượng khí thải ra môi trường và các chất gây ô nhiễm từ các thiết bị sử dụng điện

-       KHUYẾN KHÍCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HIỆU QUẢ: Người tiêu dùng sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao. Điều này thúc đẩy thị trường hướng đến các sản phẩm chất lượng cao và an toàn cho môi trường

IV:     HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG QUẠT ĐIỆN




Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng (HSNL) Quạt điện, Quạt trần, Quạt bàn, Quạt đứng, Quạt tích điện, Quạt năng lượng mặt trời… đang được các nhà nhập khẩu quan tâm vì từ ngày 01/01/2013, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu bắt buộc phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng Quạt Điện.

Căn cứ vào Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg – Quyết định ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới của thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 18 tháng 05 năm 2018.

-       Tại STT số 11, Mục I, Phụ lục I , Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg có ghi rõ không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh Quạt điện có hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7826:2015 kể từ năm 2015

-       Điều này có nghĩa là từ ngày 10 tháng 7 năm 2018, doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh Quạt Điện bắt buộc phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho Quạt Điện trước khi nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh. Và Quạt Điện bắt buộc phải đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Ngày 24/05/2023, ban hành Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg – Quyết định ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới thay thế Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg.

-       Tại STT số 5, Mục I, Phụ lục I, Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg có ghi rõ Không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh Quạt điện có hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7826:2015 kể từ ngày quyết định này có hiệu lực

-       Điều này có nghĩa là theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 15 tháng 7 năm 2023, doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh Quạt Điện bắt buộc phải Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng cho Quạt Điện trước khi nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh. Và Quạt Điện bắt buộc phải đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Công bố Dán nhãn Năng lượng cho Quạt Điện căn cứ Theo Quyết Định số 04/2017/QĐ-TTG

Doanh nghiệp bắt buộc phải Công bố Dán nhãn Năng lượng cho Quạt Điện kể từ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013

-       Tại khoản 1, Điều 1, Quyết Định số 04/2017/QĐ-TTG có ghi rõ Quạt Điện thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

-       Trích dẫn điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quyết Định số 04/2017/QĐ-TTG quy định về lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng có ghi “Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;”

Quý khách có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT:

📲Hotline/zalo: 0905 527 089