Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

QUY TRÌNH HUN TRÙNG HÀNG XUẤT KHẨU - VIETCERT

 QUY TRÌNH HUN TRÙNG HÀNG XUẤT KHẨU - VIETCERT

    Đối với rất nhiều thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đều yêu cầu phải được hun trùng và có chứng từ xác nhận đầy đủ. Tại Việt Nam, hải quan cũng yêu cầu rất chặt về hàng hóa hun trùng xuất khẩu. Vậy hun trùng là gì? Những mặt hàng nào yêu cầu phải hun trùng.

    - Hun trùng là phương pháp được sử dụng nhằm để xử lý các loại sâu bọ như mối, mọt,… và các loại côn trùng gây hại (các loại tuyến trùng, giun nhỏ…), để khử trùng các loại hàng hóa, bưu kiện bằng gỗ hoặc có liên quan đến gỗ để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới.

    - Việc hun trùng có tác dụng bảo vệ hàng hóa và container trong quá trung vận chuyển. Bên cạnh đó, việc hun trùng đảm bảo giúp làm sạch khoang tàu và các thùng gỗ chứa hàng tránh bị ô nhiễm,… trong khi vận chuyển hàng hóa.

    Các loại hàng hóa sau khi hun trùng đạt theo đúng yêu cầu của hải quan sẽ được cấp giấy chứng thư hun trùng. Nếu hàng hóa không xuất trình được chứng thư hun trùng sẽ không được hải quan cho phép nhập khẩu vào trong nước.

    Mặc dù hàng hóa hun trùng là bắt buộc khi xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải loại hàng hóa nào cũng nằm trong danh phải phải hun trùng. Theo quy định của hải quan, các mặt hàng cần hun trùng bao gồm:

    – Các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cafe, tiêu, điều,…)

    – Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ (mây tre lá, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng gỗ chưa qua xử lý bề mặt,…)

    – Bao bì đóng gói có nguồn gốc từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ, đóng gói hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng,…

    – Một số mặt hàng khác mà bên nhập khẩu yêu cầu.

    Quy trình hun trùng hàng xuất khẩu

    Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu cần hun trùng sẽ được áp dụng theo 1 trong 2 phương pháp sau:

    ·   Đóng hàng trên pallet gỗ: Hun thuốc diệt trùng lên trên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận trong vòng 1 – 2 ngày sau đó sẽ được cấp chứng từ hun trùng.

    ·    Hun trùng trong container rỗng trước khi đóng hàng: Cách hun trùng hàng hóa được sử dụng khá phổ biến là hun trùng sau khi đóng hàng và cont được đóng kín. Cách thức này vừa nhanh lại đơn giản nên khả năng phủ rộng cao hơn.

    Nói chung, việc hun trùng hàng hóa không chỉ thực hiện với hàng hóa và còn thực hiện cả với bao bì của chúng. Tuy nhiên hun trùng bao bì thường đã được đảm bảo bởi người cung cấp bao bì nên khi bạn xuất khẩu mà sử dụng các loại bao bì này sẽ không cần thực hiện hun trùng. Chi phí hun trùng hàng hóa còn tùy thuộc vào loại hóa chất, số lượng hàng hóa, nồng độ hóa chất được sử dụng nhưng thường thì không cao đối với hàng hóa phổ thông.

    Lý do phải hun trùng hàng hóa:

-              Do yêu cầu của người nhập khẩu

-              Do yêu cầu của nước nhập khẩu

-              Do đặc tính hàng hóa dễ bị côn trùng xâm hại

    Bạn là doanh nghiệp muốn thực hiện hun trùng nhưng chưa biết đơn vị nào?

    Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website: www.vietcert.org

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA - VIETCERT

 QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA - VIETCERT


Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng. Tại thời gian và địa điểm giám định trên, người bị thiệt hại sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường.

1. Giám định tổn thất là gì?

- Là hoạt động của giám định viên, bên bảo hiểm hoặc các công ty giám định thực hiện nghiên cứu hiện trường, kiểm tra tình trạng hàng hóa để xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân và thời điểm xảy ra thiệt hại đối với hàng hóa để xác định trách nhiệm của các bên.

- Được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng đến hoặc trên đường hành trình do người được bảo hiểm yêu cầu.

2. Đối tượng giám định:

- Đối tượng phục vụ của công ty giám định là: mọi tổn thất của hàng hóa, phương tiện vận tải…của bất cứ đối tượng nào bao gồm chủ hàng trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải… kể cả công ty bảo hiểm.

- Đối tượng phục vụ của công ty bảo hiểm: chỉ giám định những hàng hóa, phương tiện vận tải… bị tổn thất có mua bảo hiểm và do những rủi ro được bảo hiểm gây nên.

3. Mục đích của việc giám định tổn thất?

Làm cơ sở cho việc bồi thường những tổn thất. Sẽ có các chuyên gia giám định của công ty bảo hiểm hoặc chuyên gia của các công ty giám định được bảo hiểm uỷ quyền để thực hiện kiểm tra trực tiếp trên hàng hoá và phương thức vận chuyển. Nhằm tìm ra được nguyên nhân, đảm bảo an toàn số lượng, chất lượng, ngăn chặn các trường hợp gian lận quá trình vận chuyển.

4. Khi nào cần giám định tổn thất?

Việc giám định này thường được thực hiện khi tổ chức/ doanh nghiệp nhận thấy hàng hóa của nhà cung cấp bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng hay trên đường hành trình.

5. Quy trình giám định tổn thất

Bước 1: Tổ chức chứng nhận (TCCN) nhận yêu cầu giám định dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển… để đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm không

Bước 2: Thực hiện giám định. Giám định viên có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để thu thập và điều tra chứng cứ

- Các giấy tờ cần xem xét bao gồm:

·       Giấy chứng nhận bảo hiểm.

·       Vận đơn (B/L).

·       Chi tiết đóng gói (P/L).

·       Hóa đơn mua hàng (Invoice).

·       Hợp đồng mua bán (Sale Contract).

·       Giấy chứng nhận phẩm chất.

·       Biên bản hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ do tàu gây nên.

·       Sơ đồ xếp hàng.

·       Nhật ký hàng hải.

·       Giấy chứng nhận kín chắc hầm tàu trước khi xếp hàng.

·       Giấy chứng nhận vệ sinh hầm tàu trước khi xếp hàng.

·       Giấy chứng nhận ôn độ.

·       Vận tải đơn.

·       Phiếu đóng gói hàng hóa.

·       Biên bản hàng hóa hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên.

·       Biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

·       Kết quả dỡ hàng khỏi container.

·       Khiếu nại bồi thường tổn thất.

·       Giấy ủy quyền.

·       Các giấy tờ khác có liên quan.

Lấy mẫu.

Kiểm tra phương tiện vận tải, kiểm tra tình trạng kho hàng, kiểm tra số liệu và seal chì của container (nếu có).

- Đo đạc, kiểm đếm và ghi nhận tại hồ sơ làm việc.

- Xác định khối lượng, số lượng thiệt hại; Kiểm tra tình trạng chất lượng và kỹ thuật của hàng hóa tại thời điểm giám định; Chụp ảnh, ghi hình hiện trạng hàng hóa; Lập biên bản mô tả chi tiết.

- Xác định mức độ tổn thất, ước tính chi phí khắc phục và biện pháp giúp làm giảm thiệt hại, đảm bảo giá trị còn lại của lô hàng hóa.

Bước 3: Lập biên bản giám định và hồ sơ giám định

Biên bản giám định phải ghi rõ: 

  • Nguyên nhân gây tổn thất.
  • Mức độ tổn thất.
  • Tình trạng sắp xếp chèn lót thiết bị của tàu.
  • Số lượng kiện hàng.
  • Số thứ tự kiện hàng bị tổn thất.
  • Tình trạng tổn thất và bao bì hư hỏng.

Bước 4: Thông báo kết quả, ban hành chứng thư giám định tổn thất hàng hóa.

- Đây là bước vô cùng quan trọng của hoạt động giám định bởi lẽ Chứng thư giám định chính là cơ sở để phân bổ trách nhiệm của các bên có liên quan, và là chứng cứ phục vụ giải quyết khiếu nại bồi thường sau này.

Dựa trên tính chất công việc phức tạp và đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cao, việc giám định sẽ được tiến hành hiệu quả và cho ra kết quả khách quan nhất nếu như được bên thứ ba độc lập thực hiện. 

Trung tâm Giám định và Chứngnhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert, với đội ngũ giám định viên ở khắp các cảng luôn túc trực và sẵn sàng, có chuyên môn và được đào tạo bài bản, kinh nghiệm làm việc với nhiều bên liên quan, có đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa, phân bổ trách nhiệm và quan trọng là cấp Chứng thư giám định uy tín đối với các khách hàng trong nước và quốc tế.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Hotline 0905.527.089

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA - VIETCERT

 QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA - VIETCERT


Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng. Tại thời gian và địa điểm giám định trên, người bị thiệt hại sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường.

1. Giám định tổn thất là gì?

- Là hoạt động của giám định viên, bên bảo hiểm hoặc các công ty giám định thực hiện nghiên cứu hiện trường, kiểm tra tình trạng hàng hóa để xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân và thời điểm xảy ra thiệt hại đối với hàng hóa để xác định trách nhiệm của các bên.

- Được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng đến hoặc trên đường hành trình do người được bảo hiểm yêu cầu.

2. Đối tượng giám định:

- Đối tượng phục vụ của công ty giám định là: mọi tổn thất của hàng hóa, phương tiện vận tải…của bất cứ đối tượng nào bao gồm chủ hàng trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải… kể cả công ty bảo hiểm.

- Đối tượng phục vụ của công ty bảo hiểm: chỉ giám định những hàng hóa, phương tiện vận tải… bị tổn thất có mua bảo hiểm và do những rủi ro được bảo hiểm gây nên.

3. Mục đích của việc giám định tổn thất?

Làm cơ sở cho việc bồi thường những tổn thất. Sẽ có các chuyên gia giám định của công ty bảo hiểm hoặc chuyên gia của các công ty giám định được bảo hiểm uỷ quyền để thực hiện kiểm tra trực tiếp trên hàng hoá và phương thức vận chuyển. Nhằm tìm ra được nguyên nhân, đảm bảo an toàn số lượng, chất lượng, ngăn chặn các trường hợp gian lận quá trình vận chuyển.

4. Khi nào cần giám định tổn thất?

Việc giám định này thường được thực hiện khi tổ chức/ doanh nghiệp nhận thấy hàng hóa của nhà cung cấp bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm chất lượng ở cảng hay trên đường hành trình.

5. Quy trình giám định tổn thất

Bước 1: Tổ chức chứng nhận (TCCN) nhận yêu cầu giám định dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển… để đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm không

Bước 2: Thực hiện giám định. Giám định viên có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để thu thập và điều tra chứng cứ

- Các giấy tờ cần xem xét bao gồm:

·       Giấy chứng nhận bảo hiểm.

·       Vận đơn (B/L).

·       Chi tiết đóng gói (P/L).

·       Hóa đơn mua hàng (Invoice).

·       Hợp đồng mua bán (Sale Contract).

·       Giấy chứng nhận phẩm chất.

·       Biên bản hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ do tàu gây nên.

·       Sơ đồ xếp hàng.

·       Nhật ký hàng hải.

·       Giấy chứng nhận kín chắc hầm tàu trước khi xếp hàng.

·       Giấy chứng nhận vệ sinh hầm tàu trước khi xếp hàng.

·       Giấy chứng nhận ôn độ.

·       Vận tải đơn.

·       Phiếu đóng gói hàng hóa.

·       Biên bản hàng hóa hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên.

·       Biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

·       Kết quả dỡ hàng khỏi container.

·       Khiếu nại bồi thường tổn thất.

·       Giấy ủy quyền.

·       Các giấy tờ khác có liên quan.

Lấy mẫu.

Kiểm tra phương tiện vận tải, kiểm tra tình trạng kho hàng, kiểm tra số liệu và seal chì của container (nếu có).

- Đo đạc, kiểm đếm và ghi nhận tại hồ sơ làm việc.

- Xác định khối lượng, số lượng thiệt hại; Kiểm tra tình trạng chất lượng và kỹ thuật của hàng hóa tại thời điểm giám định; Chụp ảnh, ghi hình hiện trạng hàng hóa; Lập biên bản mô tả chi tiết.

- Xác định mức độ tổn thất, ước tính chi phí khắc phục và biện pháp giúp làm giảm thiệt hại, đảm bảo giá trị còn lại của lô hàng hóa.

Bước 3: Lập biên bản giám định và hồ sơ giám định

Biên bản giám định phải ghi rõ: 

  • Nguyên nhân gây tổn thất.
  • Mức độ tổn thất.
  • Tình trạng sắp xếp chèn lót thiết bị của tàu.
  • Số lượng kiện hàng.
  • Số thứ tự kiện hàng bị tổn thất.
  • Tình trạng tổn thất và bao bì hư hỏng.

Bước 4: Thông báo kết quả, ban hành chứng thư giám định tổn thất hàng hóa.

- Đây là bước vô cùng quan trọng của hoạt động giám định bởi lẽ Chứng thư giám định chính là cơ sở để phân bổ trách nhiệm của các bên có liên quan, và là chứng cứ phục vụ giải quyết khiếu nại bồi thường sau này.

Dựa trên tính chất công việc phức tạp và đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cao, việc giám định sẽ được tiến hành hiệu quả và cho ra kết quả khách quan nhất nếu như được bên thứ ba độc lập thực hiện. 

Trung tâm Giám định và Chứngnhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert, với đội ngũ giám định viên ở khắp các cảng luôn túc trực và sẵn sàng, có chuyên môn và được đào tạo bài bản, kinh nghiệm làm việc với nhiều bên liên quan, có đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa, phân bổ trách nhiệm và quan trọng là cấp Chứng thư giám định uy tín đối với các khách hàng trong nước và quốc tế.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Hotline 0905.527.089


Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

GIÁM ĐỊNH SẮT THÉP - VIETCERT

1. Giới thiệu sắt thép:

    Sắt thép là các sản phẩm/ nguyên liệu chủ yếu phục vụ hoạt động của các ngành công nghiệp. Ngày nay, thương mại quốc tế đang ngày một phát triển và thu hút nhiều các chủ thể tham gia như nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, thương nhân, ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội cấp quốc gia và quốc tế. Tất cả các giao dịch mua bán hàng hóa luôn có sự chuyển giao về quyền sở hữu. Các bên liên quan vì thế rất cần sự hỗ trợ của một bên thứ ba độc lập để đảm bảo sự phù hợp của hàng hóa giao dịch. Họ cũng cần các báo cáo nhanh từ địa điểm giao dịch về chất lượng, số lượng hay tình trạng cụ thể của hàng hóa. 


2. Đối tượng:

Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thép trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Phương pháp giám định:

Thuê tổ chức giám định, chứng nhận chất lượng thép được Bộ khoa học công nghệ chỉ định.



3.1. Các hạng mục giám định:

    Giám định sắt thép bao gồm các hạng mục sau:

- Kiểm tra ngoại quan tình trạng hàng hóa (Label + Marking).

- Kiểm tra số lượng hàng hóa bằng phương pháp đếm (tallying).

- Kiểm tra khối lượng hàng hóa bằng phương pháp cân xe/cầu cân (truck scale/bridge scale).

- Lấy mẫu để phân tích chất lượng tại Phòng thí nghiệm (phân tích các chỉ tiêu cơ lý, thành phần hóa học).

- Thực hiện các yêu cầu khác của khách hàng.

Việc kiểm tra này có thể được thực hiện tại các địa điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng hàng hóa bao gồm địa điểm xếp hàng hoặc dỡ hàng. 

3.2. Lợi ích dịch vụ:

- Đảm bảo khối lượng và số lượng thực tế (hoặc các chỉ tiêu khác) của hàng hóa.

- Phản ứng kịp thời và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp có sự cố. 

- Kết quả giám định từ bên thứ ba độc lập có thể được sử dụng để hỗ trợ việc bán hàng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách cải tiến công nghệ sản xuất cũng như đáp ứng thị hiếu của thị trường thép trên toàn thế giới. Hạn chế các rủi ro về chính sách bảo hộ thương mại làm giảm khả năng xuất khẩu, nguồn cung dư thừa và khả năng hấp thu kém của thị trường trong mùa dịch.

3.3. Các bước khách hàng thực hiện:

- Đăng kí thông tin trên một cửa quốc gia;

- Thông báo mã số tiếp nhận cho VietCert.

- Thông báo lịch lấy mẫu thép, thông tin bao gồm:

Mã số hồ sơ

Số đăng ký giám định

Thời gian giám định

Địa điểm giám định

Thông tin liên hệ


    Hiện nay tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ giám định về các lĩnh vực có thể tin tưởng tìm đến VietCert. VietCert là một trong những tổ chức chứng nhận và giám định đa lĩnh vực với chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, được Tổng cục Đo lường Chất lượng cấp phép và chỉ định hoạt động. Do đó khách hàng có thể hoàn toàn an tâm sử dụng các dịch vụ và chứng nhận và giám định tại VietCert.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre


Website: www.vietcert.org


GIÁM ĐỊNH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM - VIETCERT

1. Giám định quá trình sản xuất sản phẩm là gì?

    Giám định quá trình sản xuất sản phẩm là hoạt động thực hiện kiểm tra sản phẩm, nguyên vật liệu, linh kiện và cụm lắp ráp phụ khi chúng di chuyển qua dây chuyền sản xuất. Mục tiêu của các cuộc kiểm tra này là để kiểm soát sự thay đổi của quy trình và giám sát sự phù hợp của dây chuyền sản xuất của nhà cung cấp đối với các thông số kỹ thuật và chất lượng mà khách hàng yêu cầu. Đây là một cách tốt để xác định trước và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.

    Khi các nhà sản xuất dần được giao nhiệm vụ cung cấp nhiều sản lượng hơn với đội ngũ nhân viên nhỏ hơn và sản xuất ít phế liệu hơn trong quá trình thực hiện, chất lượng sẽ giúp họ duy trì tăng trưởng trong môi trường sản xuất giảm quy mô.

    Tuy nhiên, việc kiểm tra hàng hóa sau khi sản xuất thường quá muộn. Trong một số trường hợp, toàn bộ đơn đặt hàng được phát hiện là không thể sử dụng được ngay trước khi giao hàng và việc đặt hàng lại nguyên vật liệu và tạo lại hàng hóa có thể mất hàng tháng.


    Các nhà sản xuất có thể khắc phục điều này bằng cách sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 độc lập (ví dụ như VietCert) hoặc tự mình kiểm tra trong quá trình sản xuất hoặc kiểm tra tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ sản xuất. Các nhà sản xuất sử dụng phương pháp kiểm tra trong quá trình để xác định sớm các lỗi trong quá trình sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực về lâu dài. Họ xác định các vấn đề khi chúng xảy ra, sau đó thực hiện hành động khắc phục, theo dõi và cập nhật quá trình kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của nó.

    Việc kiểm tra như vậy đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo rằng việc sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn công nghiệp như ISO 9001:2015.

2. Mục đích của giám định quá trình sản xuất sản phẩm:

Tìm nguyên nhân gốc rễ của các lỗi sản xuất được phát hiện trong các lần kiểm tra cuối cùng.

Xác minh việc thực hiện các Báo cáo Hành động Khắc phục của các nhóm sản xuất của nhà cung cấp.

Kiểm tra và phát hiện các mối liên kết kém chất lượng tại các trạm sản xuất khác nhau.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm, linh kiện trước khi lắp ráp.

Cô lập các điểm yếu sản xuất của nhà cung cấp trong hệ thống sản xuất dẫn đến các khuyết tật.

Hỗ trợ nhóm khách hàng trong việc ghi và báo cáo dữ liệu vật liệu không phù hợp và không phù hợp.

Kiểm tra trong quá trình có thể được sử dụng để giảm 100% việc kiểm tra liên tục đối với tất cả các lô sản xuất. 


3. Quá trình sản xuất sản phẩm:

    - Giám định trước khi sản xuất: Kiểm tra tình trạng thực tế của số lượng, ngoại quan, kích thước, thông số kỹ thuật, công năng, nhãn mác của các loại vật tư, nguyên phụ liệu ... theo yêu cầu của khách hàng.

    - Giám định trong quá trình sản xuất: kiểm tra hàng hóa đang sản xuất, lắp ráp trên chuyền: Số lượng, ngoại quan, kích thước, thông số kỹ thuật, nhãn mác, lắp ráp, cơ lý, quy cách đóng gói, an toàn, công năng, của sản phẩm và theo yêu cầu của khách hàng.

    - Giám định cuối quá trình sản xuất: kiểm tra hàng hóa trước khi xuất, gồm số lượng, ngoại quan, kích thước, thông số kỹ thuật, nhãn mác, lắp ráp, cơ lý, quy cách đóng gói, tính năng an toàn, công năng, của sản phẩm và theo yêu cầu của khách hàng.

    - Giám sát xếp hàng: là quá trình kiểm tra và kiểm soát số lượng, chủng loại, ngoại quan, nhãn mác, thông số kỹ thuật của hàng hóa theo yêu cầu khách hàng và giám sát xếp hàng lên công ten nơ.

    - Đánh giá nhà máy: đánh giá tại chỗ, kiểm tra việc thực hiện các yếu tố đã được qui định cụ thể về trách nhiệm xã hội, an ninh, hệ thống chất lượng, môi trường theo yêu cầu của khách hàng.

    Việc thực hiện những điều này trong quá trình kiểm tra trong thời gian thực giúp các nhà sản xuất tránh được sự chậm trễ vào phút cuối và tránh lãng phí nguyên liệu.

    Quý khách hàng có nhu cầu Giám định quá trình sản xuất sản phẩm vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé. Rất mong nhận được sự hợp tác từ Qúy khách hàng và đối tác.

          TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Center

Hotline 0905.527.089