Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG

Căn cứ vào: 
Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN Ngày ban hành 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 
tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Quy chuẩn có ký hiệu QCVN 9:2012/BKHCN.

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ phát ra từ các thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Quy chuẩn kỹ thuật này không quy định về khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử.

Danh mục sản phẩm Thiết bị Tương thích điện từ:
– Thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích sử dụng tương tự được định nghĩa là các thiết bị được nối trực tiếp hoặc nối qua ổ cắm hoặc nối qua thiết bị đóng cắt đến nguồn điện hạ áp, sử dụng trong gia đình, trong thương mại và ở những nơi có mục đích sử dụng tương tự.Tương thích điện từ (EMC) là  khả năng hoạt động thoả đáng của thiết bị hoặc hệ thống trong môi trường điện từ và không tạo ra nhiễu điện từ quá mức làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của thiết bị khác trong môi trường đó.
Danh mục các thiết bị điện và điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này gồm 7 thiết bị: dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện, bóng đèn có balat lắp liền, máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh, tủ đá, điều hòa không khí.

– Thiết bị: 
máy hút bụimáy giặttủ lạnhtủ đáđiều hoà không khí dùng trong gia đình, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ, dụng cụ điện đun nước nóng tức thời  phải đảm bảo nhiễu điện từ do chúng phát ra không vượt quá các giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 7492-1 (CISPR 14-1), Tương thích điện từ – Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự – Phần 1: Phát xạ. Riêng bóng đèn có balat lắp liền theo TCVN 7186 (CISPR 15), giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số rađiô của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự.

Thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá; phải thực hiện chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

***** Ngày 06/6/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Trong đó quy định lộ trình đối với các thiết bị điện, điện tử phải chứng nhận hợp quy về tương thích điện từ.

Từ ngày 1/9/2019 máy sấy tóc phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.

Theo đó: máy sấy tóc; máy xay sinh tố; máy ép trái cây; máy xay thịt; máy đánh trứng; lò vi sóng; bếp điện (bao gồm bếp điện từ) sẽ được bổ sung vào diện được quản lý theo quy chuẩn.

Lộ trình áp dụng đối với các thiết bị điện, điện tử quy định tại Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN như sau:

- Máy sấy tóc: kể từ ngày 1/9/2019 phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường

- Lò vi sóng (kể cả loại kết hợp), bếp điện (bao gồm bếp điện từ): kể từ ngày 1/7/2021 phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.

- Máy xay sinh tố, máy ép trái cây, máy xay thịt, máy đánh trứng: kể từ ngày 1/7/2020 phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, Thông tư khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết điện và điện tử gia dụng áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện công bố hợp quy trước thời hạn có hiệu lực của Thông tư này.


Chứng nhận hợp quy:
Đối với 
thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước, nhập khẩu và kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy  về EMC theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) quy định trong phụ lục  của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc thử nghiệm phải được thực hiện bởi phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được thừa nhận của bên thứ ba.

Công bố hợp quy:

– Doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Trước khi đưa các thiết bị điện và điện tử ra lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp phải có trách nhiệm gắn dấu hợp quy lên thiết bị điện và điện tử đã được chứng nhận hợp quy theo quy định về chứng nhận hợp chuẩn chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Hotline: 0905 527 089
#VietCertCentre

#Sup 3C

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét