Nắm bắt xu thế của thị
trường, những năm qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên cả nước dã ứng dụng
công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào
chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng
năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh và ổn định đầu ra, hướng tới phát
triển chăn nuôi bền vững.
Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt VietGap được xây dựng trên 4 tiêu chí:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
- An toàn thực phẩm;
- Môi trường làm việc
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm
Chính vì vậy, việc áp dụng
chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap đem lại nhiều lợi ích cho cả người chăn nuôi,
người tiêu dùng và cộng đồng xã hội như:
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng; có nhiều lợi thế cạnh tranh,
- Nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;
- Hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi;
- Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường;
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý…
Nắm bắt được xu thế của
thị trường và lợi ích mang lại, thời gian qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp
trên địa bàn đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi.
Điển hình một số HTX,
doanh nghiệp chăn nuôi lợn cho biết: Từ khi áp dụng quy trình chăn nuôi
VietGap, sản phẩm của trang trại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.
Bởi lợn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap được kiểm soát chặt chẽ từ giống đầu
vào, thức ăn chăn nuôi, việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại… đã hạn chế, kiểm
soát được tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, việc chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình,
thời gian nên thịt thơm ngon hơn hẳn so với nuôi tăng trọng.
Chăn nuôi theo tiêu chuẩn
VietGap (nói riêng) hay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap (nói chung) là xu thế
tất yếu của ngành nông nghiệp, vì chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của
nhà sản xuất, chế biến, phân phối; giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
và đảm bảo lợi ích xã hội, hướng tới một ngành nông nghiệp phát triển bền vững
Tuy nhiên, thực tế sản
xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap còn gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những
tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi thì đòi hỏi
người chăn nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi để kiểm soát nguồn
gốc sản phẩm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn chưa có sức cạnh
tranh, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng, do chưa có sự phân biệt về sản phẩm được
chứng nhận VietGap và chưa được chứng nhận VietGap nên chưa khuyến khích được
người sản xuất, chăn nuôi.
Để khuyến khích người
chăn nuôi, HTX, doanh nghiệp cẩn mở rộng quy mô chăn nuôi theo tiêu chuẩn
VietGAP, cùng với việc triển khai có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà
nước về sản xuất nông nghiệp tốt, ban hành các quy định về một số cơ chế chính
sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hỗ trợ áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản. Mở ra các chương
trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap trên các địa
bàn nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế cao và tạo đầu ra ổn định.
Quý khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn chứng nhận, báo phí hợp quy, kiểm tra chất lượng vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Phone/Zalo: 0905 527 089
Trân trọng./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét