Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC HÀNG THỰC PHẨM CHO BÁNH GẠO - VIETCERT

 

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC HÀNG THỰC PHẨM CHO BÁNH GẠO - VIETCERT

THỬ NGHIỆM CHO BÁNH GẠO - VIETCERT

Bánh luôn là sản phẩm được mọi người người yêu thích, trong đó có sản phẩm bánh gạo một sản phẩm rất phổ biến và được người tiêu dùng rất yêu thích. Nhưng để đưa sản phẩm bánh gạo ra ngoài thị trường thì doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh phải tiến hành thử nghiệm, kiểm nghiệm.

Nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm trước khi muốn lưu hành trên thị trường. Theo đó, các sản phẩm bánh gạo và bánh khác phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy các chỉ tiêu thử nghiệm quan trọng cần đáp ứng ra sao? Hãy để VIETCERT làm rõ ngay sau đây:

I. BÁNH GẠO LÀ GÌ:

    Bánh gạo là một mặt hàng rất được ưu chuộng hiện nay. Không chỉ những sản phẩm bánh gạo được sản xuất trong nước mà những sản phẩm bánh gạo nhập khẩu cũng nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng để đưa sản phẩm bánh gạo nhập khẩu đến tay người tiêu dùng thì thương nhân phải tiến hành thủ tục nhập khẩu bánh gao. Vậy thủ tục đó được tiến hành như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết sau của VIETCERT để được giải đáp về thủ tục nhập khẩu bánh gạo

 


II. THỬ NGHIỆM BÁNH GẠO LÀ GÌ?

-        Là quá trình tiến hành một hoặc một loạt các hành động phân tích đánh giá chất lượng của bánh gạo có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đặt ra hay không.

-        Trong đó, các yếu tố như thành phần, hàm lượng cồn, chỉ tiêu vệ sinh an toàn của bánh gạo sẽ phải được xác định, chẩn đoán để đánh giá độ an oàn khi sử dụng.

-        Nhà nước thiết lập những tiêu chuẩn thử nghiệm để làm thước đo đánh giá và đưa ra kết luận cho phép sản phẩm lưu hành trên thị trường hay không.

Các chỉ tiêu thử nghiệm bánh gạo

Thử nghiệm bánh gạo sẽ được thực hiện đối với các chỉ tiêu về cảm quan, chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng các loại kim loại nặng và một số chỉ tiêu khác. Theo đó:

  • Nhóm chỉ tiêu vi sinh: Samollena, E.coli, S.aureus, Tổng số vi sinh vật hiếu khí,…
  • Nhóm chỉ tiêu kim loại: Chì, Cadmi, Thuỷ ngân, Arsen,…
  • Nhóm chỉ tiêu chất lượng: Năng lượng, Carbohydrat, Protein, Lipit,…

 Ngoài các chỉ tiêu chính ở trên, khách hàng có thể thử nghiệm theo một số chỉ tiêu khác như: Hàm lượng hóa chất không mong muốn: dư lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hợp chất khác…

Quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục nhập khẩu bánh gạo, kiểm tra nhà nước hàng thực phẩm cho bánh gạo.

 

- Đối với sản phẩm bánh gạo là sản phẩm không thuộc diện hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam nên có thể làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như hàng hóa thông thường khác.

- Tuy nhiên bánh gạo được xếp và mặt hàng thực phẩm và thuộc Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương nên khi nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật an toàn thực phẩm. Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu “Phải công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu”

Do đó đối với sản phẩm bánh gạo trước khi nhập khẩu phải tiến hành thủ tục công bố sản phẩm cơ quan có thẩm quyền hay còn gọi là thủ tục công bố bánh gạo nhập khẩu và khi nhập khẩu phải làm kiểm tra nhà nước hàng thực phẩm cho bánh gạo

 

Hồ sơ khi thực hiện thủ tục công bố bánh gạo nhập khẩu cần những tài liệu gì?

Đối với sản phẩm là bánh gạo nhập khẩu khi tiến hành công bố thì cần chuẩn bị các tài liệu sau đây

- Bản tự công bố sản phẩm bánh gạo

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố

- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng và tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

 

Hồ sơ khi làm kiểm tra nhà nước hàng thực phẩm cho bánh gạo

- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước

- Tờ khai hải quan nhập khẩu

- Bản công bố sản phẩm

- Phiếu thử nghiệm sản phẩm

- Hợp đồng thương mại

- Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc

- Vận đơn

- Hóa đơn thương mại

- Phiếu đóng gói

 

Hy vọng với chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu bia, đồ uống có cồn quan trọng cần thực hiện để có thể đảm bảo an toàn và đáp ứng chất lượng theo quy định pháp luật.

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng có được phiếu kiểm nghiệm hợp lệ, Vietcert đã triển khai dịch vụ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm với mục đích: Kiểm soát chất lượng, công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ, …

Hãy liên hệ ngay với VIETCERT để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất, phục vụ 24/24.

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

THỬ NGHIỆM BÁNH QUY SOCOLA - VIETCERT

 THỬ NGHIỆM BÁNH QUY SOCOLA - VIETCERT





 Ngày Quốc tế thiếu nhi đang đến cận kề, bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí diễn ra thì các loại bánh quy socola cũng là một phần không thể thiếu của ngày đặc biệt này. Tuy nhiên, các loại bánh quy trên thị trường có thật sự chất lượng hay không? Tại sao cần phải lên chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh quy socola? Và các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh là gì? Đều là những vấn đề được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm.

I. Tại sao phải thực hiện kiểmn ghiệm bánh quy socola

- Dù xem xét trên phương diện người tiêu dùng hay nhà sản xuất thì việc thực hiện các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh quy socola cũng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết vì:

- Đối với người tiêu dùng: bánh quy socola là loại thực phẩm rất phổ biến trên thị trường. Đặc biệt, bánh quy socola là mặt hàng được tiêu thụ lớn bởi trẻ em, do đó việc kiểm nghiệm bánh kẹo là cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh quy: theo quy định hiện hành, trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định, bánh quy socola thuộc nhóm sản phẩm tự công bố, do đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh quy phải tiến hành kiểm nghiệm và công bố các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh quy theo quy định trước khi đưa bánh ra thị trường để xác định các chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm; quy chuẩn trước khi đóng gói, sản xuất; đánh giá nguyên liệu đầu vào; khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm cũng như thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nên việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh quy được xem là việc làm bắt buộc giúp các đơn vị sản xuất có căn cứ làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để hoạt động kinh doanh và nâng cao uy tín của mình.

II. Cơ sở pháp lý

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh quy socola sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quy định, quy chuẩn sau:

- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

- QCVN 8-2:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

- QCVN 8-1:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.

- QCVN 8-3:2012/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.

III. Các đối tượng cần kiểm nghiệm bánh quy socola

 Hiện nay, các đồi tượng cần tiến hành lên chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh quy socola và tự công bố sản phẩm bao gồm: cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh bánh quy ra thị trường; các nhà nhập khẩu các loại bánh quy socola muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam, các công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến bánh quy socola trên thị trường Việt Nam

IV. Yêu cầu bao bì sản phẩm

Bao bì sản phẩm sẽ tuân thủ các quy định sau đây, dựa trên Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

- Tên hàng hoá: bao bì và mẫu nhãn bánh quy socola phải ghi rõ tên hàng hoá để nhận biết sản phẩm thuộc loại nào.

- Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hoá: ghi thông tin chi tiết của doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường, nếu đơn vị sản xuất đồng thời là đơn vị thương mại thì ghi thông tin đơn vị sản xuất.

- Xuất xứ hàng hoá: bao bì và mẫu nhãn phải cung cấp thông tin về xuất xứ của sản phẩm bánh socola.

- Thông tin về định lượng: cần cung cấp thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, cảnh báo liên quan, thành phần của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản.

Trước khi sản xuất bao bì số lượng lớn, nhà sản xuất phải thiết kế một file mẫu nhãn hình ảnh sản phẩm hay còn gọi là file thiết kế bao bì sản phẩm, thông tin trên file thiết kế phải phù hợp với các thông tin của hồ sơ đính kèm bên trên để được kiểm duyệt trước khi tiến hành in ấn bao bì sản phẩm.

Hy vọng với chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu bia, đồ uống có cồn quan trọng cần thực hiện để có thể đảm bảo an toàn và đáp ứng chất lượng theo quy định pháp luật.

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng có được phiếu kiểm nghiệm hợp lệ, Vietcert đã triển khai dịch vụ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm với mục đích: kiểm soát chất lượng, công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ, …

Hãy liên hệ ngay với VIETCERT để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất, phục vụ 24/24.

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2024

KIỂM NGHIỆM VI SINH VẬT CHỈ THỊ TRONG THỰC PHẨM

 1. Định nghĩa

Vi sinh vật chỉ thị vệ sinh thực phẩm là những nhóm hoặc loài vi sinh vật có mặt trong thực phẩm ở một giới hạn nhất định được coi là có thể dẫn tới nguy hiểm đến sức khỏe con người. 


2. Các nhóm và loài vi sinh vật chỉ thị vệ sinh thực phẩm

2.1. Vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt độ trung bình

Tổng lượng vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt độ trung bình cho biết số lượng vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt độ trung bình mà nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm bị nhiễm, số lượng nhóm này càng nhiều thì mức độ vệ sinh của sản phẩm càng kém và có khả năng cao nhiễm nhiều loại vi sinh vật có hại khác. Khi đó người quản lý và sản xuất thực phẩm phải kiểm tra lại điều kiện vệ sinh trong sản xuất, điều kiện bảo quản và phân phối.

2.2. Vi sinh vật kỵ khí ưa nhiệt độ trung bình

Tổng lượng vi sinh vật kỵ khí ưa nhiệt độ trung bình cho biết khả năng thực phẩm bị nhiễm Clostridium (liên quan đến một số loài vi sinh vật có khả năng gây ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm như Clostridium perfringens, Clostridium botulinum)

2.3. Vi sinh vật ưa lạnh

Tổng lượng vi sinh vật ưa lạnh cho đoán biết trước khoảng thời gian cần thiết để bảo quản lạnh sản phẩm nhằm đảm bảo sự an toàn thực phẩm. Số lượng nhóm này càng nhiều thì thời gian bảo quản lạnh càng ngắn.

2.4. Coliforms

Nhóm này gồm tất cả các vi khuẩn Gram âm, hiếu khí và kỵ khí sống chủ yếu ở phân của các loài động vật máu nóng, đất, nước... Chúng bao gồm các chi sau: Escherichia, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Hafnia. 

Việc phát hiện ra Coliforms không chứng tỏ thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ phân. Sự có mặt của Coliforms cho ta biết là thực phẩm được sản xuất chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh, do đó sẽ có khả năng kéo theo sự phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh như Salmonella, Shigella, Staphylococcus.... hoặc các loại ký sinh trùng, virus khác...

2.5. Escherichia coli (E. coli)

E. coli là vi khuẩn chỉ thị về vệ sinh thực phẩm rõ ràng nhất. Nếu phát hiện E. coli cho phép ta xác định được thực phẩm bị nhiễm bẩn tương đối do phân (phân của các loài động vật máu nóng bao gồm cả con người). E. coli thường sống ở phần cuối của đường ruột của người và động vật có xương sống.

E. coli O157:H7 còn là type E. coli gây bệnh ngộ độc thực phẩm.

2.6. Enterobacteriaceae

Vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae. Phát hiện ra những vi khuẩn này, chứng tỏ thực phẩm đã bị nhiễm tương đối phân, kéo theo có thể nhiễm nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác.

2.7. Cầu khuẩn đường ruột (Streptococci)

Cầu khuẩn đường ruột là Streptococcus faecalis và Streptococcus falcium. Chúng hiện diện trong đường ruột của người và động vật. Chúng được dùng như là vi khuẩn chỉ thị vệ sinh thực phẩm tốt. 

2.8. Tụ cầu Staphylococcus aureus

 Staphylococcus aureus trong thực phẩm có thể có nguồn gốc từ da, miệng hoặc mũi của công nhân chế biến thực phẩm. Có nhiều tụ cầu S. aureus trong thực phẩm chứng tỏ vệ sinh trong chế biến thực phẩm và nhiệt độ diệt khuẩn chưa tốt.

3. Tại sao phải kiểm nghiệm vi sinh vật chỉ thị vệ sinh trong thực phẩm?

Vi sinh vật chỉ thị vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá an toàn về vi sinh và chất lượng thực phẩm. Do đó, việc kiểm nghiệm vi sinh vật chỉ thị vệ sinh trong thực phẩm và nguyên liệu sản xuất thực phẩm là rất quan trọng nhằm:

- Phát hiện sớm các vi sinh vật chỉ thị, nhờ đó cảnh báo mức độ vệ sinh của quy trình chế biến thực phẩm, giúp theo dõi, kiểm soát hoặc thay đổi/ điều chỉnh quy trình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phát hiện sớm mầm bệnh vi sinh vật truyền qua thực phẩm và vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm góp phần đảm bảo sự an toàn vệ sinh thực phẩm. 

- Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

 


4. Kiểm nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm tại Viện Năng suất Chất lượng Deming

 

Viện Năng suất Chất lượng Deming áp dụng các phương pháp truyền thống cũng như hiện đại trong kiểm tra vi sinh, dựa trên nền mẫu của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý về các phương pháp phù hợp nhất như TCVN, ISO, AOAC, FAO, SMEWW...

 

Các chỉ tiêu vi sinh trong phân tích thực phẩm rất đa dạng bao gồm vi sinh vật chỉ thị, vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vật có ích như: Tổng số vi sinh vật, E. coli, Coliforms, Fecal coliform, EnterobacteriaceaeSalmonellaShigellaStaphylococcus aureus, Vibrio parahaemolyticus, Listeria monocytogenes, Bacillus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Clostridium perfringens, tổng số nấm men và nấm mốc, Aspergillus spp, Lactobacilus acidophilus, Vi khuẩn sinh lactic, định danh vi khuẩn, định danh nấm men, định danh nấm mốc, khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn, khả năng diệt khuẩn.

 

5. Tại sao chọn Viện Năng suất Chất lượng Deming để kiểm nghiệm vi sinh?

Viện Năng suất Chất lượng Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiêm các sản phẩm thực phẩm với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003), đã được chỉ định là phòng thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước bởi các bộ ngành: Bộ Công thương (lĩnh vực thực phẩm), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV và thức ăn chăn nuôi), Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ...

•     Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao;

•     Máy móc, trang thiết bị hiện đại;

•     Chất lượng dịch vụ luôn được quan tâm và cải tiến liên tục 

•     Kết quả chính xác, đáng tin cậy và mức chi phí phù hợp

•     Dịch vụ tốt nhất với thời gian trả kết quả linh hoạt (kiểm thường, kiểm nhanh,…)

•     Nền mẫu đa dạng

 

- Địa chỉ văn phòng: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

- Địa chỉ phòng thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Khi Quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm Vi sinh vật trong tất cả các nền mẫu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, nước, mỹ phẩm...), hãy liên hệ ngay Viện Năng suất Chất lượng Deming để được tư vấn và hỗ trợ.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM BÚN, PHỞ KHÔ - VIETCERT

 

KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM BÚN, PHỞ KHÔ

1. Kiểm nghiệm bún, phở khô là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm; đánh giá chất lượng của sản phẩm nhằm đảm bảo uy tín nhà sản xuất bún, phở khô và cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Đây là hoạt động bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật. Ngoài ra, kiểm nghiệm sản phẩm còn là hồ sơ pháp lý bắt buộc để doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm bún khô trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã bỏ qua bước quan trọng này, đa phần là do chưa nắm bắt được quy trình về kiểm nghiệm sản phẩm.

Bún khô


https://vietcert-centre.blogspot.com/2024/05/xay-dung-chi-tieu-kiem-nghiem-thuc-pham.html

2. Kiểm nghiệm bún, phở khô căn cứ vào đâu?

-        Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.

-        Quy chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT ngày 13/01/2011 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm”.

-        Quy chuẩn QCVN 8-2:2011/BYT ngày 13/01/2011 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm”.

-        Quy chuẩn QCVN 8-3:2012/BYTngày 01/03/2012 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm”.

-        Trước khi doanh nghiệp tiến hành công bố chất lượng bún, phở khô cần phải có kết quả kiểm nghiệm bún, phở khô đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP

-        Có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, tự tin đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và Luật An toàn thực phẩm. Đảm bảo chất lượng và uy tín doanh nghiệp.

3. Đối tượng thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm bún, phở khô

– Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bún, phở khô;

– Các nhà nhập khẩu sản phẩm bún, phở khô muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam;

– Công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm bún, phở khô trên thị trường Việt Nam.

4. Quy trình thực hiện kiểm định sản phẩm bún, phở khô

4.1 Bước thứ nhất: Tư vấn kiểm nghiệm sản phẩm theo QUY CHUẨN – QUY ĐỊNH PHÁP LÝ. Kiểm nghiệm sản phẩm bún, phở khô theo:

·       Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.

·       Quy chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT ngày 13/01/2011 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm”.

·        Quy chuẩn QCVN 8-2:2011/BYT ngày 13/01/2011 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm”.

·        Quy chuẩn QCVN 8-3:2012/BYTngày 01/03/2012 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm”.

-Vietcert lên chỉ tiêu theo đúng quy định mới nhất và đúng bản chất sản phẩm; để có kết quả kiểm nghiệm đạt hết tất cả tiêu chí và trung thực.

4.2 Bước thứ hai: Nhận mẫu và kiểm nghiệm

–  Khách hàng chuẩn bị mẫu, sau đó gửi mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm Viện Năng Suất chất Lượng Deming

–  Vietcert sẽ gửi mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm Viện Năng Suất Chất Lượng Deming được Nhà nước công nhận; để tiến hành kiểm nghiệm cho khách hàng;

–  Theo dõi quá trình kiểm nghiệm của trung trung tâm kiểm nghiệm cho đến khi có kết quả.

4.3 Bước thứ ba: Nhận kết quả kiểm nghiệm

– Nhận kết quả kiểm nghiệm tại trung tâm và giao tận nơi cho khách hàng

– Hoàn thành dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm; và hỗ trợ khách hàng tư vấn hậu kiểm (nếu có).

 Lưu ý

– Hệ thống trung tâm kiểm nghiệm sản phẩm phải được được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025 (tiêu chuẩn quốc tế về công nhận phòng thử nghiệm đáp ứng yêu cầu chung về năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn bởi tổ chức VILAS).

– Kết quả kiểm nghiệm có giá trị trên toàn quốc và được sự chấp thuận của các cơ quan: Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế các tỉnh thành, Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và các Chi Cục trực thuộc.

Thời gian hoàn thành

Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm bún, phở khô kết quả nhận được khoản 7-10 ngày

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình VietCert - Deming sẽ là đơn vị uy tín và tin cậy của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về thử nghiệm bún, phở khô.

☎️Hotline: 0903 577 089

📲Fanpage: vietcert.org

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM - VIETCERT

XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM

Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ công bố sản phẩm. Giấy kiểm nghiệm được công nhận là hợp lệ khi các chỉ tiêu kiểm nghiệm được xem là phù hợp với quy định và nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.

Để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cần nắm được bản chất của sản phẩm và các chỉ tiêu cần khi xây dựng để kiểm nghiệm thực phẩm

Như vậy, cơ sở xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm phụ thuộc vào việc sản phẩm đó đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa ?


A. Nhóm sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật

Đối với các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật, khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm bắt buộc phải đáp ứng theo yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Dưới đây là danh sách các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật:

1. Nước ăn uống, nước sinh hoạt

QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

2. Nước đá dùng liền

QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền

3. Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn

QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn

QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.

QCVN 6-1: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

QCVN 5-5:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men.

QCVN 5-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa

QCVN 5-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat

5. Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ

QCVN 11-4:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

QCVN 11-3:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

QCVN 11-2:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi

6. Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm

QCVN 3-6:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm

QCVN 3-5:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm

QCVN 3-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm

7. Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod

QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất)

B. Nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu thuộc nhóm chưa có quy chuẩn kỹ thuật, trường hợp này doanh nghiệp phải tự xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm dựa trên các quy định sau:

- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học & hóa học trong thực phẩm

- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn bị ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn bị ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

- QCVN 8-3:2012/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng loại sản phẩm cụ thể.

Dù sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì phiếu kiểm nghiệm cần có các chỉ tiêu cơ bản sau đây:

 - Chỉ tiêu cảm quan (gồm trạng thái, màu sắc, mùi, vị…)

 - Chỉ tiêu hóa lý, chất lượng

 - Chỉ tiêu vi sinh vật

 - Chỉ tiêu kim loại nặng

 - Chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc các hóa chất gây ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm

Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm đúng cách đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí và rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng có được phiếu kiểm nghiệm hợp lệ, Vietcert đã triển khai dịch vụ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm với mục đích: Kiểm soát chất lượng, công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ, …

Hãy liên hệ ngay với VIETCERT để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất, phục vụ 24/24.

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org