Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Quy chế về lương liên quan đến tuân thủ giờ làm việc



Quy chế về lương liên quan đến tuân thủ giờ làm việc
Quy chế về lương liên quan đến tuân thủ giờ làm việc ban hành kèm theo “Quy chế lao động” và được áp dụng từ 1-1-2017.

Điều 1. Quy định về chấm công
Nhân viên làm việc trên 1 năm thì được hưởng 12 ngày nghỉ, dưới một năm không xét ngày nghỉ phép. Ngày nghỉ phép được tính khi nhân viên báo trước 10 ngày.    
Nhân viên nghỉ không phép sẽ bị trừ lương trong tháng, bằng cách lấy tiền lương chia cho số ngày trong tháng nhấn cho số ngày nghỉ không phép                                           
Nhân viên có trách nhiệm chấm công giờ đến và giờ về cũng như xin nghỉ việc riêng trong giờ làm việc.
Đi làm trễ dưới 30 phút bị trừ 10.000 vnd / lần; Trễ trên 30 phút bị trường lương 01 buổi làm việc (**), không ảnh hưởng lương chuyên cần, nhưng bị cộng dồn (*).      
Trường hợp nhân viên đi làm trễ trên 30 phút bị trừ lương 01 buổi làm việc. Nếu làm trễ trên 30 phút mà thấy bị trừ 1 buổi lương mà nhân viên tính toán nghỉ lun không đi làm buổi đó thì không xét vào đi trễ nữa mà xét nghỉ không báo => trừ lương và mất phụ cấp chuyên cần
Trong giờ làm việc nếu nhân viên xin nghỉ việc riêng thì xin phép trưởng phòng. Và chỉ được nghỉ khi được phép của trưởng phòng. Khi này nhân viên phải chấm công giờ ra và giờ quay lại.
Công ty sẽ theo dõi, thống kê việc đi muộn vào đầu giờ sáng và về sớm vào cuối giờ chiều cũng như giờ ra và giờ quay lại khi xin nghỉ việc riêng trong giờ làm việc.
Xin phép vào muộn hoặc về sớm vẫn tính là đi muộn, về sớm.
Đối với những trường hợp về sớm do ốm đau thì vẫn chấm công về sớm như bình thường, sau đó cuối tháng trưởng phòng báo lại các trường hợp đặc biệt cho GĐ CN/BP duyệt. Các trường hợp đau nhẹ như đau bụng nhẹ, đau đầu nhẹ... và xin về sớm được tính là về sớm và sẽ không được xem xét duyệt.
Các trường hợp ở xa - không tính là ngoại lệ, vẫn áp dụng cùng 1 quy định.
Trong trường hợp buổi sớm đi thẳng đến khách hàng hoặc buổi chiều từ chổ khách hàng về luôn nhà không qua công ty thì phải báo cho trưởng phòng và cho cán bộ theo dõi chấm công biết.

Điều 2. Phụ cấp chuyên cần
Phụ cấp chuyên cần là khoản khuyến khích nhân viên không vi phạm về ngày nghỉ không phép và số ngày đi trễ cộng dồn <= 5 lần, số tiền phụ cấp từ 300.000 – 3.000.000 vnd tùy theo đối tương.  Nhân viên làm việc dưới 2 tháng không được xét phụ cấp chuyên cần.
Tháng n không vi phạm được phụ cấp 100.000 vnd, nếu vi phạm thì không có; tháng n+1 phụ cấp 200.000 vnd; tháng n+2 phụ cấp 300.000 vnd; tháng n+3 phụ cấp 400.000 vnd; tháng n+4 phụ cấp 500.000 vnd. Từ tháng n+5 trở đi nhân viên không vi phạm sẽ được duy trì khoản phụ cấp ở mức tối đa này. Nếu vi phạm rơi vào bất cứ tháng nào thì tháng đó không nhận được phụ cấp chuyên cần và quay lại phấn đấu lại từ tháng n ban đầu.
Phụ cấp chuyên cần được tính dựa vào số lần đi muộn, về sớm, nghỉ việc riêng trong giờ làm việc, nghỉ hưởng lương BHXH (ví dụ, nghỉ ốm) và nghỉ không lương. Những lần nghỉ vẫn hưởng lương kinh doanh (ví dụ, nghỉ phép) thì được tính là đi làm bình thường.
Trong một ngày làm việc mà xảy ra nhiều lần thì cũng tính bấy nhiều lần. Ví dụ, trong 1 ngày vừa đi muộn, vừa về sớm thì tính là 2 lần.
Tiền phụ cấp chuyên cần sẽ được trả vào lương của tháng tiếp theo.
Những thành viên BGĐ không thuộc diện phải chấm công thì không có phụ cấp chuyên cần. Nếu thành viên BGĐ thuộc diện phải chấm công thì có phụ cấp chuyên cần, hệ số chuyên cần sẽ được điều chỉnh dựa vào cơ sở trên và tuỳ theo từng đối tượng do giám đốc quyết định.
Điều 3. Tính tiền lương làm việc ngoài giờ
Làm thêm từ 21h trở lên được tính 50.000 vnd phụ cấp. Làm thêm ngày nghỉ tính 100.000 đ/1ngày tương ứng 8h làm việc. Căn cứ từ thẻ quẹt vân tay.
Nhân viên trong thời gian học việc 1-2 tháng đầu không được tính phụ cấp làm thêm.
Những thành viên BGĐ không thuộc diện phải chấm công thì chỉ tính lại lương đối với nghỉ không lương và nghỉ hưởng lương bhxh. Nếu thành viên BGĐ thuộc diện phải chấm công thì vẫn tính lại lương như trên.
Điều 4. Tính thưởng theo lương thực tế trung bình trong năm
Cuối năm sẽ tính lương thực tế trung bình tháng của từng nhân viên, bằng tổng lương thực tế năm (gồm lương theo giờ làm thực tế, phụ cấp chuyên cần, lương tăng ca) chia cho 12 tháng.
Giả sử quy định thưởng cuối năm là 1 tháng lương thì sẽ tính là 1 tháng lương thực tế trung bình trong năm.
Điều 5. Không xét tăng lương do không tuân thủ giờ làm việc
Nhân viên nữ có con nhỏ <= 6 tuổi, chưa đi học lớp 1, ngoài việc được sử dụng thời gian theo chế độ nuôi con nhỏ (dưới 1 năm) thì được 1 lần/1 tuần đi muộn/về sớm <= 15’. Lưu ý là điều này chỉ áp dụng để xét tăng lương, chứ không áp dụng cho việc tính toán phụ cấp chuyên cần và tính lương trong điều 2 và điều 3.
Nếu số ngày nghỉ không lương lớn hơn (>) 12 ngày/1 năm thì có thể sẽ không xét tăng lương.
Thời gian để tính số ngày nghỉ không lương là giữa 2 lần xét tăng lương.
Nếu quảng thời gian giữa 2 lần xét tăng lương nhỏ hơn 6 tháng hoặc lớn hơn 1 năm thì số ngày nghỉ không lương sẽ tính theo hệ số tương ứng. Ví dụ, nếu là 6 tháng thì tính mốc là > 6 ngày, còn nếu là 2 năm thì tính mốc là > 24 ngày nghỉ không lương.
Điều 6. Cho nghỉ việc/sa thải đối với trường hợp nghỉ không lương vượt mức quy định
Nếu nghỉ việc không lương không có lý do chính đáng nhiều hơn (>) 05 ngày/1 tháng hoặc 20 ngày/1 năm thì Công ty có quyền sa thải theo điều 126 của Luật Lao động.
Điều 7. Quy định khác
Quẹt thẻ xong bỏ đi ăn sáng; Vừa làm việc vừa ăn sáng; Vi phạm các nội dung trên group Vi phạm; Không tuân thủ các yêu cầu của cấp quản lý. Mức vi phạm từng trường hợp được nêu tại Group quy định.

Giám đốc Công ty
 (Đã ký).





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét